Cách dạy trẻ nói về cảm xúc, hiểu về các cảm xúc của mình cũng như mọi người xung quanh không hề khó như cha mẹ nghĩ nếu cha mẹ biết các phương pháp dưới đây.
Dạy trẻ cách nói về cảm xúc là một trong sáu kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần huấn luyện cho trẻ. Vì đứa trẻ biết cách biểu hiện cảm xúc của bản thân và hiểu được cảm xúc của người khác sẽ biết quan tâm, chia sẻ và ít có khả năng gây tổn thương cho người khác.
Dạy trẻ nhận biết các loại cảm xúc
Với những trẻ ở tuổi mầm non cha mẹ nên dạy trẻ những từ đơn giản nói về cảm xúc như: vui vẻ, buồn, giận, sợ hãi.. Khi trẻ lớn hơn có thể dạy trẻ các từ phức tạp hơn như: Thất vọng, thất bại, nhát gan…
Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc là một trong 6 kĩ năng quan trọng bố mẹ cần huấn luyện trẻ
Một cách dạy trẻ về cảm xúc vô cùng hiệu quả là cho các bé thảo luận về cảm xúc của các nhân vật trong tuyện hay phim. Bạn có thể dừng lại và hỏi con “ Bây giờ cảm xúc của nhân vật là gì ?” sau đó thảo luận cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao?
Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu được các loại cảm xúc khác nhau mà còn dạy trẻ biết thông cảm và chia sẻ. Nếu trẻ biết rằng xô một người ngã xuống đất sẽ làm cho người đó buồn và đau thì chúng ít có khả năng làm điều này.
Tạo cơ hội cho con nói về cảm xúc
Trẻ em làm thế nào để sử dụng những từ nói về cảm xúc trong ngôn ngữ hằng ngày của chúng. Cách để dạy trẻ diễn tả cảm xúc tốt nhất là chia sẻ cảm xúc với con. Ví dụ: “Mẹ buồn vì con không cho em mượn đồ chơi của con”.
Hoặc mỗi ngày bạn có thể hỏi con: “Hôm nay con cảm thấy thế nào?”, sau đó thảo luận với trẻ những cảm giác khác nhau. Nói về những điều làm ảnh hưởng đến cảm xúc của con.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói
Chỉ ra những cảm giác của con giúp con hiểu về cảm xúc bản thân. Ví dụ “Có phải hôm nay con rất vui không?”, “Có vẻ như con thất vọng khi chơi trò chơi này”, “Có vẻ con đang giận bạn ấy vì bạn ấy không chơi với con”…
Dạy trẻ em cách đối phó với cảm xúc
Dạy trẻ cách thích hợp để đối phó với các loại cảm xúc giúp chúng giải tỏa tâm trạng đồng thời dạy chúng biết ứng xử có chừng mực. Trẻ cần biết rằng tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác. Chúng cần được học kỹ năng quản lý tức giận như thế nào để giải quyết xung đột một cách hòa bình.
Một cách để đối phó với cảm xúc là nói về nó. Vì vậy hãy khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ sử dụng từ ngữ để nói về cảm xúc của chúng. Điều này giúp chúng biết cách bày tỏ, lên tiếng khi bị một người khác ức hiếp, hiểu lầm. Nó giúp chúng tránh được những hành động nông nổi như la hét, trả thù.
Dạy trẻ cách thích hợp để đối phó với các loại cảm xúc giúp chúng giải tỏa tâm trạng đồng thời dạy chúng biết ứng xử có chừng mực
Dạy trẻ đối phó với cảm xúc buồn cũng rất hữu ích. Ví dụ: con cảm thấy buồn vì không có bạn chơi, chỉ cho con cách làm cách nào để khỏi buồn. Thông thường khi buồn chán trẻ con thường hung dữ hoặc phô bày hành vi xấu.
Khen ngợi những cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực
Điều quan trọng để tăng cường những hành vi tích cực của trẻ là khen ngợi khi con diễn đạt cảm xúc thành lời. Khen ngợi những khi con nỗ lực nói một cái gì đó. Ví dụ “Mẹ thích con sử dụng từ ngữ để nói với em con, con giận nó”.
Một cách tuyệt vời để củng cố thói quen lành mạnh đó là sử dụng nguyên tắc khen thưởng. Ví dụ: Cộng điểm và hay thưởng cho con khi con biết đối phó với cảm xúc giận dữ bằng lời nói, thay vì hung dữ đạp phá hay đánh nhau.
Tạo mô hình hành vi lành mạnh
Cách dạy trẻ về cảm xúc cũng giống như dạy trẻ những kĩ năng khác. Điều quan trọng là mô hình lành mạnh để trẻ học hỏi. Nếu bạn muốn con mình đối phó với cảm giác tức giận bằng lời nói nhưng bạn lại ném điện thoại và la hét khi bạn tức giận, lời nói của bạn sẽ không có giá trị với con bạn.
Hướng dẫn trẻ cách đối phó với tức giận như: hít thở sâu, hoặc nói một câu gì đó để giải tỏa cơn tức nhưng không xúc phạm người khác. Hãy thường xuyên chia sẻ với con bạn những kỹ năng lành mạnh để đối phó với cảm xúc tức giận.