BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ

  Ngày: 08/11/2010
Nhờ nuôi thỏ, năm 2008, trang trại thỏ của ông Nguyễn Huy Quang cho thu nhập trên 100 triệu đồng, năm 2009 là 180 triệu đồng và năm 2010 này sẽ là cao hơn nhiều khi số lượng thỏ nuôi theo dự định sẽ tăng lên gấp đôi.


'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ
Anh Phặm Đăng Huy ở Hạ Hòa (Phú Thọ), khách hàng đến mua thỏ giống ở trang trại của ông Quang

Trò chuyện với cán bộ Phòng Nội vụ Trấn Yên về những điển hình làm kinh tế giỏi của huyện, tôi thực sự ấn tượng với ông Nguyễn Huy Quang một người nuôi thỏ quy mô lớn ở thôn Lương Môn xã Lương Thịnh. Nuôi thỏ không phải là quá mới mẻ, song nuôi thành hàng hóa, thu nhập cả trăm triệu đồng thì quả là chưa nhiều ở Yên Bái! Với ý nghĩ ấy tôi quyết tâm “mục sở thị” mô hình kinh tế khá đặc biệt này.

Từ lần hồi chuyển đổi cây, con

Rời thành phố Yên Bái theo quốc lộ 32 chỉ chừng mươi cây số, không khó để đến được “đại bản doanh” của ông Quang “thỏ” (biệt danh mọi người gọi ông) trên một khu đất bằng phẳng và gần như biệt lập. Chưa bao giờ tôi được thấy nhiều thỏ đến thế, gần nghìn con thỏ được nuôi trong nhiều dãy chuồng kê san sát. Còn chủ của trang trại ấy - ông Nguyễn Huy Quang lại là một người không cam chịu thất bại. Sinh năm 1953, trước ông sinh sống làm ăn ở Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai), 43 tuổi về lập nghiệp tại mảnh đất Lương Thịnh, với hướng phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp.

Trên diện tích gần 5.000 m2, ngày đầu ông trồng 400 gốc cam, với 8 sào mía. Không thể thiếu lấy ngắn nuôi dài ông nuôi thêm lợn, gà vừa có thêm thu nhập lại có nguồn phân bón để trồng trọt. Đã có thời điểm ông thu 10 tấn cam/ vụ, nhưng rồi cam rớt giá, ông phá bỏ cam. Năm 2006, cũng mảnh đất ấy ông chuyển sang trồng 200 gốc táo. Giống táo lê, quả to ăn giòn mà ngọt. Trồng táo chỉ năm trước năm sau đã cho thu hoạch mỗi vụ đã từng thu được 3 tấn táo với giá 10 nghìn đồng/kg, số tiền không phải là nhỏ (nhưng sau này ông cũng phá bỏ táo để chuyên tâm trồng cỏ nuôi thỏ). Sau này ông mở rộng mô hình nuôi gà đẻ trứng và gà thương phẩm tới vài nghìn con, rồi thêm 500 con ngan Pháp, 150 con vịt đẻ trứng…

Năm 2005, đang say với mô hình nuôi gia cầm và thu lời lớn thì tai hoạ ập xuống gia đình ông bởi dịch cúm gia cầm mang tên H5N1. Khi các món ngan quay, gà luộc trong mâm cỗ của các đám cưới, hỏi, tiệc tùng được thay thế; thịt gia cầm ế ẩm, cho không đắt cũng là khoảng thời gian ông điêu đứng nhất trong làm ăn với thiệt hại khoảng 180 triệu đồng. Ôn lại chuyện cũ mà ông cứ lắc đầu quầy quậy:“Ngày ấy bi quan lắm cô ạ! Tưởng không thể đứng lên mà làm lại được!”. Rồi nhờ bạn bè giúp đỡ cho vay mượn tiền vốn mà ông vực dậy được sau thiệt hại nặng nề ấy và tiếp tục bắt tay thử nghiệm nuôi trên 100 con dê. Chỉ được 2 năm ông nghiệm ra rằng nuôi dê mà nuôi nhốt thì không thể thành công. Ông lại tiếp tục mày mò, chuyển đổi và bén duyên với nghề nuôi thỏ.

Đến say và làm giàu từ nuôi thỏ 

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ
Mua thỏ giống ở trang trại của ông Quang, người chăn nuôi không chỉ được tặng tài liệu, tư vấn kỹ càng mà còn được cấp giống cỏ về trồng
 

Bây giờ thì ông đã là chủ của một trang trại nuôi thỏ công nghiệp quy mô lớn. Mỗi ngày trang trại tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương trung bình 2 triệu đồng/tháng. Trong đó, lao động chính được trả tới 3 triệu đồng, không kể tháng tháng lại được ông thưởng thêm cho vài trăm nghìn động viên. Ông nói, cái duyên đến với con thỏ là nhờ một người bạn làm khuyến nông giới thiệu. Ban đầu ông mua 7 con thỏ giống Niu-di-lân về nuôi thử, năm 2008. Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho đi dự tập huấn 15 ngày về kỹ thuật nuôi thỏ ở Sơn Tây, tận mắt thấy các mô hình nuôi thỏ thành công ở tỉnh bạn khiến ông ngày càng say với loài gặm nhấm mắt hồng đáng yêu ấy và chuyển hẳn sang nuôi thỏ.

Cầm trên tay cuốn nhật ký theo dõi chi tiết về lũ thỏ: ngày phối giống, ngày thỏ đẻ, chuồng số bao nhiêu, số lượng thỏ con, số ngày tuổi… mới thấy cách làm việc khoa học và nghiêm túc của ông. Từ việc ông mày mò nghiên cứu đổ bê tông máng nước cho thỏ một cách khoa học, để thỏ dễ uống mà dễ vệ sinh hàng ngày hay thiết kế kiểu chuồng thuận lợi và an toàn nhất cho thỏ trước lũ mèo và chuột; thử nghiệm dùng thuốc kích đẻ của trâu bò tiêm cho thỏ với liều lượng thích hợp để khi thỏ chuyển dạ không quá đau đớn, mất sức cho tới việc sưu tầm những giống cỏ thỏ ưa thích nhất như: cỏ VA06, Jinê, chè khổng lồ, thậm chí trồng cả ngô lấy lá non làm thức ăn cho thỏ đều được ông ghi chép rất tỉ mỉ.

Có lẽ đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết để ông thực hiện mục tiêu nhân số lượng thỏ trong trang trại lên 2000 con trong năm 2010 này. Tiếng lành đồn xa, mô hình nuôi thỏ của ông chủ Quang đã được nhiều tổ chức, cá nhân tới tham quan học tập kinh nghiệm và mua giống. Ông đã cung cấp thỏ giống cho vài chục mô hình chăn nuôi ở thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Chấn, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ) và tỉnh Lào Cai.

Với mỗi mô hình nuôi mới ông đều cung cấp tài liệu và theo sát có khi là đến tận nơi, khi qua điện thoại để kiểm tra kỹ thuật chuồng nuôi, thức ăn hàng ngày cũng như tình trạng phát triển bệnh lý của thỏ để nhắc nhở những kinh nghiệm cần thiết. Không ít người lúc mới nuôi còn e ngại về đầu ra của thỏ, song để họ yên tâm, ông không ngần ngại hứa sẽ bao tiêu hết sản phẩm, kể cả việc ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài. Bởi theo ông, việc tiêu thụ thỏ thịt mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thị trường vì hiện tại ông đang bán thỏ thịt cho một số nhà hàng trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên và tỉnh bạn Hà Giang với giá trung bình 55 - 60.000 đồng/kg. Còn vào mùa cưới, mỗi ngày cơ sở của ông lại mổ tới vài tạ thỏ thịt cho các nhà hàng làm cỗ.

Chia sẻ kinh nghiệm

Quả là nuôi thỏ có nhiều thuận lợi, không nặng nhọc, thậm chí người già, trẻ em đều có thể làm được. Thỏ ăn cỏ, ăn lá là chính nên ít tốn kém. Mỗi con thỏ đẻ nếu khai thác triệt để cứ 35 ngày 1 lứa, bởi chỉ 24 tiếng sau khi đẻ thỏ mẹ đã có thể phối giống. Mỗi lứa 1 thỏ mẹ đẻ từ 8 - 10 con, có khi nhiều hơn, bởi thế mà nuôi thỏ rất nhanh đông đàn. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của ông Quang thì người nuôi không nên khai thác thỏ mẹ quá triệt để mà cần có thời gian để thỏ mẹ nuôi con và lại sức.

Ông Quang tâm sự:“Nuôi thỏ, trước hết phải có kiến thức về con thỏ. Sau là việc chuẩn bị các điều kiện như đóng chuồng, láng nền, quy hoạch khu chăn nuôi, xử lý chất thải, rồi trồng cỏ… Tùy số lượng, quy mô nuôi nhiều, nuôi ít mỗi mô hình có đầu tư phù hợp. Nếu một người chăn nuôi đầu tư khoảng 10 - 15 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư chuồng trại, mua khoảng 50 con thỏ đẻ (loại thỏ to) thì chỉ sau 3 tháng đã có thể hoàn vốn”.

- Vậy có những mô hình cũng đã nuôi thỏ nhưng thất bại là do đâu ạ?

Đó là những người không có tâm huyết. Ông thẳng thắn. Cũng đã có trường hợp khi đến tham quan mô hình của tôi, họ cũng say sưa, thích thú và đầu tư nuôi nhưng rồi không thành công, bởi họ không chuyên tâm. Làm việc gì không toàn tâm toàn ý thì sao mà có kết quả tốt được? Điều này càng được khẳng định khi nghe cách ông hướng dẫn, phân tích, dặn dò và cả khích lệ với những khách đến mua thỏ giống hôm ấy như: vợ chồng trẻ Nguyễn Đức Phong ở xã Bảo Hưng, là Đinh Văn Kiên ở Hưng Thịnh huyện Trấn Yên hay Phạm Đăng Huy ở Hạ Hoà (Phú Thọ)…

Đồng thời, hướng người chăn nuôi làm ăn một cách có bài bản, biết áp dụng khoa học kỹ thuật dù là trồng cây gì, nuôi con gì. Có lẽ vì thế mà nhiều năm qua ông đã photocopy hơn 4 triệu đồng tiền tài liệu phát cho người chăn nuôi khi đến mua thỏ giống  từ trang trại của mình cũng như phát tặng cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân quan tâm khi được đi dự các hội nghị điển hình làm kinh tế giỏi ở xã, ở huyện…

Say và thành công với con thỏ, vừa qua ông đã đăng ký và được cấp giấy phép thành lập Doanh nghiệp mang tên Quang Thanh. Đây là cơ sở để ông mở rộng hơn mô hình chăn nuôi của mình với những dự định còn ấp ủ như: nâng quy mô nuôi thỏ lên 5.000 con, tiếp tục thử nghiệm nuôi nhím và cung ứng sản phẩm thịt thỏ, thịt gia cầm, các loại giống thỏ, gia cầm, giun giống công nghiệp cho người chăn nuôi, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi...

Theo baoyenbai.com.vn

Nguồn:  DDDN
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Ông giám đốc mê phê bình văn học - 06/11/2010
Ông giám đốc mê phê bình văn học NEWS926
Luôn trăn trở vì không có thời gian để viết, Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Công ty T&A Ogilvy tự nhận mình là một kẻ chênh vênh giữa kinh doanh và văn học. Anh cũng cho mình là một người ...
Xem thêm
Tỷ phú trang trại dứa mới học hết lớp 2 - 05/11/2010
Tỷ phú trang trại dứa mới học hết lớp 2 NEWS926
Trên vùng rừng tràm năm xưa hoang hóa bên dòng sông Cái Lớn, nay có một ông chủ trang trại trồng dứa (khóm) nổi tiếng từ nhiều năm qua. Ông là cựu chiến binh nhà nghèo nhưng mạnh dạn và ...
Xem thêm
Nhà buôn vàng thích làm nghệ sĩ - 04/11/2010
Nhà buôn vàng thích làm nghệ sĩ NEWS926
Đứng đầu Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu (ACB), nhiều phen lên “cơn co giật” trước sự thăng trầm của vàng, Trần Trọng Quốc Khanh đã điều tiết “thần kinh” nhờ thú vui sáng tác nhạc và chơi ...
Xem thêm
Kẻ từng 'bóc lịch' trở thành tỷ phú từ tay trắng - 03/11/2010
Kẻ từng 'bóc lịch' trở thành tỷ phú từ tay trắng NEWS926
Nguyễn Phạm Thiên Huy từng ngồi “bóc lịch”, bị mọi người xa lánh. Nhưng với nghị lực phi thường, chỉ sau hai năm từ bàn tay trắng anh đã trở thành một ông chủ xưởng mộc với số vốn hàng ...
Xem thêm
Anh Sáu bồ câu - 03/11/2010
Anh Sáu bồ câu NEWS926
Đột phá trong cung cách làm ăn, chỉ trong thời gian ngắn anh Ngô Đình Sáu ở thôn Cẩm Phú 2 xã Điện Phong (Điện Bàn, Quảng Nam) đã trở thành triệu phú từ mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng.
Xem thêm
'CEO phải chủ động tìm người tài' - 01/11/2010
'CEO phải chủ động tìm người tài' NEWS926
80% hiệu quả công việc chỉ do khoảng 20 "đại bàng" mang lại. Việc săn người tài hiện nay bức thiết hơn bao giờ hết buộc các ông chủ phải chủ động lục lọi mọi ngóc ngách để phát hiện, thay ...
Xem thêm
Nỗi cô đơn của sếp - 28/10/2010
Nỗi cô đơn của sếp NEWS926
Tôi làm sếp ở một tập thể không nhỏ cũng không lớn, nhưng đủ làm tôi nếm trải sự cô đơn mỗi lúc một tăng trong cuộc sống và công việc hàng ngày.
Xem thêm
Doanh nhân hiến kế 'trị' lũ miền Trung - 23/10/2010
Doanh nhân hiến kế 'trị' lũ miền Trung NEWS926
“Đáng lẽ họ không phải chết” của bác sĩ Quản Hồng Đức trên VnExpress.net ngày 21/10, tôi cũng xin chia sẻ suy nghĩ của mình về câu chuyện lụt lội thương tâm ở miền Trung.
Xem thêm
Người đàn bà thờ cá và 'làm dâu thế giới' - 21/10/2010
Người đàn bà thờ cá và 'làm dâu thế giới' NEWS926
Có một người phụ nữ không cầm lòng trước thân phận lênh đênh của con cá tra cũng như bao nhiêu kiếp người gắn mưu sinh cùng mùa cá. Bà đau khi cá được mùa mà người nông dân dở khóc dở cười ...
Xem thêm
Thu hút người tài kiểu 'gã khổng lồ bé nhỏ' - Beryl - 20/10/2010
Thu hút người tài kiểu 'gã khổng lồ bé nhỏ' - Beryl NEWS926
Là chủ một công ty tư nhân, tôi hiểu rất rõ khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp phải khi xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, trong môi trường hội nhập quốc tế hiện
Xem thêm
Trương Văn Bền: chỉ huy trưởng kỹ nghệ - 20/10/2010
Trương Văn Bền: chỉ huy trưởng kỹ nghệ NEWS926
Tôi sinh ra đúng vào năm ông Trương Văn Bền mất. Khi lớn lên trong tuổi học trò ở trung học, tôi vẫn còn được nghe nhiều người nhắc đến ông và sản phẩm xà bông Việt Nam mà công ty ông sản ...
Xem thêm
Niềm đam mê du thuyền của ông chủ Kềm Nghĩa - 12/10/2010
Niềm đam mê du thuyền của ông chủ Kềm Nghĩa NEWS926
Biết tin Tổng giám đốc Công ty Kềm Nghĩa Nguyễn Minh Tuấn mua liền một lúc mấy chiếc du thuyền từ Mỹ chỉ để ngao du, người tán dương thì ít, kẻ dèm pha thì nhiều.
Xem thêm
“Chúa đảo” Tuần Châu: Tai tiếng và nổi tiếng - 10/10/2010
“Chúa đảo” Tuần Châu: Tai tiếng và nổi tiếng NEWS926
Với ông, sự giàu có, nổi tiếng và tai tiếng dường như luôn đồng hành. Chỉ có điều, sóng gió của cuộc đời, sóng gió của thương trường, và cả sóng gió dư luận dường như không thể quật ngã
Xem thêm
Luôn đi trước đón đầu - 04/10/2010
Luôn đi trước đón đầu NEWS926
Quyết đoán và sự nhạy cảm của người cầm tinh tuổi Tỵ, bà luôn là người khai phá và gặt hái ở những vùng đất mới.
Xem thêm
Đặng Thành Tâm: Từ kẻ thất nghiệp đến người giàu nhất Việt Nam - 04/10/2010
Đặng Thành Tâm: Từ kẻ thất nghiệp đến người giàu nhất Việt Nam NEWS926
Thích xem phim hành động, đi ăn quán vỉa hè để rồi co chân chạy khi công an đuổi và thất nghiệp hai năm trời trước khi tỏa sáng là những bí mật được ông Đặng Thành Tâm, người từng giàu ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » 'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ
Đang xem » 'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ