|
Trợ giúp |
|
|
|
|
» Kết quả tìm kiếm » Nuôi lợn rừng thu 600 triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng. Trước khi mở trang trại nuôi lợn rừng, gia đình anh Hoan làm kinh doanh. Đi nhiều nơi, thấy nhiều người nuôi lợn rừng hiệu quả, năm 2007 anh quyết định làm trang trại. Số tiền anh đầu tư xây chuồng trại lên tới 1 tỷ đồng. Từ 16 con nái và 2 con đực giống ban đầu, đến nay trang trại của anh có 45 lợn rừng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Hiện với diện tích đất 4,5ha, anh Khánh dành 3ha trồng lúa, 1,5ha trồng đậu phộng. Xung quanh nhà, anh xây chuồng nuôi heo và bò. Tổng cộng các nguồn thu của gia đình anh trên 370 triệu đồng/năm. Rời quân ngũ năm 1984, anh Trần Văn Khánh (ở ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, Long An) theo nghiệp cha ông, làm nghề nông trên 5 công (5.000m2) vườn và ruộng của cha mẹ cho. Đất ít, anh vừa trồng đậu phộng (lạc), vừa trồng lúa, nhưng năng suất không bao nhiêu, giá cả thì thấp (đậu khoảng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đầu tư nuôi thỏ, anh Nguyễn Văn Cương (42 tuổi, ở thôn 5, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) đã lãi ròng mỗi năm 350 triệu đồng. Anh Cương cho hay, trước khi đến với nuôi thỏ, anh làm đủ nghề để sống nhưng vẫn không khá lên được. Trong một lần tình cờ anh lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu. Năm 2010, anh vay ngân hàng 250 triệu đồng để đầu tư chuồng trại, con giống, nuôi với quy mô diện tích 200m2. ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nông dân Nguyễn Xuân Thủy (SN 1981) quê ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội mỗi năm thu tới 300 triệu đồng từ rau ngót, chưa kể nguồn thu từ các loại rau và cây ăn quả khác. Nguyễn Xuân Thủy sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên học hết cấp 3, anh vào Nam lập nghiệp. Do sống xa gia đình nên làm tới đâu tiêu hết tới đó, chán nản, Thủy quyết định về quê. Được sự động viên của bố mẹ, cuối năm 2005, anh vay mượn tiền đứng ra thầu 20.000m2 đất để trồng 3.000 cây cam canh và 2.000 ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Với phương pháp nuôi lợn rừng bán hoang dã và sử dụng cây thuốc Bắc, thuốc Nam làm thức ăn và phòng chống dịch bệnh, anh Trần Phúc Đạt ở xóm Tân Vĩnh, xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã gây dựng được thương hiệu trang trại lợn rừng “sạch”, có uy tín, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. “Từ quan” về nhà bốc thuốc, nuôi lợn rừng Xuất ngũ năm 1988, anh Đạt (sinh năm 1965) trở về địa phương tham gia công tác đoàn xã, rồi được bầu làm Chủ tịch UBND xã Tân Thành. Là chủ tịch có năng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Rời nơi thung sâu núi thẳm của huyện Lục Ngạn, năm 2008 vợ chồng anh Nguyễn Thành Trung quyết định về xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang) để gây dựng sự nghiệp. Một lần tình cờ xem ti vi giới thiệu về mô hình nuôi lợn rừng ở Trung Quốc theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Trung nảy ra ý tưởng gây dựng thương hiệu “lợn rừng sạch”. Anh mày mò tìm hiểu qua sách báo và mạng Internet, đồng thời trực tiếp tham quan một số trang trại ở Bắc Ninh, Hà Nội… để học hỏi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Sinh ra ở vùng quê nghèo Hải Trường, năm 1975, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế mới của địa phương, anh cùng gia đình lên Hải Thái khai hoang, lập nghiệp. Năm 1982, anh cưới vợ, ra ở riêng. Năm 1985, anh vay ngân hàng, bà con lối xóm để đầu tư nuôi lợn, nhưng do thiếu kiến thức nên gần 100 con lợn của anh chết hết. Vỡ nợ, vợ chồng anh đành gửi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Sau 5 năm lên lập nghiệp ở vùng kinh tế mới xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), ông Bùi Quế đã tạo dựng được trang trại trồng cam và nuôi lợn rừng, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Quế tâm sự: “Thượng Lộc nằm ở vùng Trà Sơn của huyện Can Lộc, đất đai cằn cỗi, ND lo cái ăn còn chật vật, nói chi chuyện làm giàu. Năm 2007, được Hội ND huyện cho đi tham quan mô hình nuôi lợn rừng ở Củ Chi (TP. HCM) và Tây Ninh, trở về, tôi bàn với vợ đầu tư nuôi lợn rừng và trồng cây ăn quả”. ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết So với nhiều người làm trang trại ở thôn Quảng Mản, xã Bình Khê (Đông Triều), diện tích trang trại hơn 1ha của anh Diện vào loại trung bình, nhưng anh đã biết chọn hướng đi đúng, cộng với sự cần cù, chịu khó và nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trang trại của anh đã cho thu nhập khá bền vững. Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, anh Diện chậm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chị Nguyễn Thị Bích Mai được người dân thôn An Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế khâm phục bởi sự năng động, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để đạt thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng. Trước đây, ở vùng quê nghèo Lộc Sơn, gia đình chị Mai chỉ biết trồng lúa sinh sống. Sau khi lập gia đình, chị cũng nối nghiệp cha mẹ tiếp tục làm lúa hai vụ trên diện tích 1ha. Do thiếu kỹ thuật, phân bón, giống chất lượng cao... nên vụ được, vụ mất. Cuộc sống gia đình chị thêm khó ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
43 tuổi, anh Phạm Hồng Giang ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, Yên Bái đã có một cơ ngơi mà bao nhiêu người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp gần 20ha với thu nhập 500 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. Anh Giang kể: “Năm 1990, khi bắt tay vào làm trang trại, vùng đất này còn khô cằn, sỏi đá. Trước khi làm, tôi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi các mô hình làm kinh tế trang trại tổng hợp ở nhiều nơi để chọn các giống cây trồng, vật ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Với 100m2 chuồng trại nuôi 25 con lợn rừng lai, trừ chi phí mỗi năm ông Chu Ngọc Trai, ở khu 16, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ lãi khoảng 80 triệu đồng. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Trai kể: Năm 1982, ông xuất ngũ về quê lấy vợ và làm công nhân tại Nông trường Chè Phú Sơn (đội 7, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập). Do bị mất sức lao động nên ông xin nghỉ. Là lao động chính nhưng không làm được việc nặng nên ông bàn với vợ bán toàn bộ đất đai nhà ở hiện có mua 5ha đồi rừng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đang có công việc ổn định với thu nhập khá ở Hà Nội, nhưng vì đam mê... lợn rừng mà anh Thái Đình Hải (27 tuổi) quyết định về quê ở Nghệ An thực hiện niềm đam mê của mình. Tôi biết Hải cách đây vài năm, khi anh là một kỹ sư trẻ chuyên ngành công trình thủy lợi làm việc ở Hà Nội. Bẵng đi một thời gian, trong lần công tác mới đây ở Nghệ An, tôi tình cờ gặp lại anh... Biến ý tưởng thành hành động Lần gặp này, Hải đưa tôi đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. “Mình bỏ việc về quê chăn lợn được gần ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”. Anh Bích tâm sự, anh quê gốc Thanh Hóa, cha mẹ làm nghề địa chất nên thường lang bạt hết tỉnh này đến tỉnh khác. Năm 1984, cha mẹ anh quyết định vào sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, anh đã thấy cha mẹ anh rất mê hoa lan, thường mua lan về trồng, nhất là lan ngọc điểm- loại lan chỉ nở vào mùa xuân. Sau khi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
“Giống gà Ấn Độ chịu bệnh tốt, tiêu thụ thức ăn ít hơn, chất lượng và giá bán cũng cao hơn. Do vậy trong quá trình chăn nuôi hầu như tôi ít gặp rủi ro, mà chủ yếu là ảnh hưởng của giá cả thị trường” - anh Chung chia sẻ. Hiện, trung bình mỗi ngày anh thu 1.400-1.500 quả trứng, anh có khoản thu 2-3 triệu đồng/ngày, 100-200 triệu đồng/năm. Là người tiên phong đưa giống gà Ấn Độ về nuôi ở xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc, anh Đỗ Văn Chung (thôn Cõi) đã gặt hái được thành công. Anh Chung kể: ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trại nuôi cá chạch giống của ông Trương Văn Chiên (ở xóm 6, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, Ninh Bình), nằm sát con mương giữa cánh đồng. Với nghề nuôi chạch giống, mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 500 triệu đồng. Trước khi đến với nghề nuôi cá chạch đồng, ông Chiên đã từng nuôi cá mè, cá trôi và cả trắm đen. Thấy nuôi các giống cá trên thu nhập không cao, ông Chiên chuyển hướng làm ăn. “Gần 2 năm trời đi không biết bao nhiêu nơi, Bắc -Nam đủ cả nhưng tôi vẫn loay hoay không chọn được. Năm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu. Chúng tôi đến gia trại nuôi lợn của chị Mỹ vừa lúc chị đang xuất bán lứa lợn thứ 3 trong năm 2011. Cuối năm thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, giá cả cũng cao hơn ngày thường, nên lứa lợn này chị thu được hơn 60 triệu đồng. Trừ chi phí, chị Mỹ bảo năm nay đủ sắm cái tết sung túc cho cả gia đình và hai bên nội ngoại. Bên ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Gia đình anh Vũ Mạnh Hùng (thôn Đông, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, Hà Nam) là một trong hai hộ ít ỏi tiến hành nuôi cá rô đồng quy mô lớn và sớm nhất tại xã Châu Giang. Mỗi năm, doanh thu từ cá rô đồng của gia đình anh lên tới hàng trăm triệu đồng. Đi lên từ tay trắng Chúng tôi tìm về trang trại nhà anh Hùng đúng lúc anh đang thu hoạch cá. Anh chia sẻ: “Cách đây bảy năm, tôi cũng thả cá trắng (chủ yếu là trôi, trắm, chép) giống mọi người quanh đây, nhưng không hiệu quả. Vốn đầu tư nhiều mà ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn. Năm 2010, sau nhiều năm mở quán nhậu tích cóp được một số vốn kha khá, anh Khánh mở trang trại nuôi rắn. Sau khi có được giấy phép của Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tịnh (anh xây dựng trang trại ở huyện Sơn Tịnh), anh mua 15 cặp rắn hổ mang và 25 cặp rắn hổ trâu bố mẹ với giá gần 90 triệu đồng về nuôi. Sau 4 tháng thả nuôi, rắn đã bắt đầu đẻ trứng. Đàn rắn ngày càng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ hai bàn tay trắng, anh Hồ Đức Phát (48 tuổi), ở thôn Cộng Hòa 1, xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi mỗi năm lãi ròng hơn 500 triệu đồng từ sản xuất cây giống lâm nghiệp. “Gia đình tôi là nông dân nghèo, nhà lại đông anh em, ba mẹ suốt ngày quần quật, nhưng cuộc sống vẫn luôn túng quẫn, ăn bữa sáng lo bữa tối. Bước ngoặt thay đổi cuộc đời tôi là lúc tôi bén duyên với mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp lúc còn phục vụ trong quân ngũ” - anh Phát tâm sự. Thời điểm anh xuất ngũ, những năm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|