Sinh ngày 5/10/1902 ở Oak Park, Illinois, không thực sự thích thú với việc đến trường, ngồi trong lớp học. Ông chưa bao giờ là "mọt sách" và những cuốn sách làm ông phát ngán.
"Tôi thích hành động. Tôi đã dành rất nhiều thời gian nghĩ về nhiều thứ. Tôi đã tưởng tượng các loại tình huống và cách xử lý chúng” – Kroc viết trong cuốn hồi ký của mình.
Lên 15 tuổi, Kroc nói dối về tuổi với Hội chữ thập đỏ để được làm người lái xe cứu thương. Khi đó là thời điểm chiến tranh thế giới lần 1 và Kroc muốn tham gia vào quân đội. Kroc đã được gửi tới Connecticut để đào tạo nhưng không được chiến đấu vì đúng lúc đó chiến tranh đã kết thúc.
Sau đó, Kroc được thuê làm nhân viên bán hàng cho hãng cốc Lily Tulip. Trong khi bán những chiếc cốc giấy không phải là công việc mơ ước của Kroc, nó lại chính là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong cuộc đời Kroc.
Ông gặp Earl Prince – ông chủ của một công ty phân phối máy xay sinh tố, một doanh nhân có đôi mắt nhìn ra những cơ hội kinh doanh trong tương lai. Prince đã đưa Ray Kroc về làm cho mình. 17 tuổi, Kroc đã đi đến nhiều nơi của nước Mỹ để bán máy xay sinh tố. Gần hai chục năm bán hàng, Ray Kroc làm chỉ đủ cho một cuộc sống bình thường, và dường như ông chấp nhận điều đó.
52 tuổi, ở độ tuổi nhiều người đã sắp sửa nghỉ hưu, ý tưởng sản xuất thức ăn nhanh xuất hiện. Đó là năm 1954, khi Ray Kroc nhìn thấy hình ảnh một cây xúc xích hamburger ở San Bernardio, thuộc bang California.
Lúc đó, anh em Dick và Mac Donald đã đặt 8 cái máy xay sinh tố cho các nhà hàng của họ. Thích thú với những người đã đặt 8 máy, Kroc đã đến thăm họ. Anh em nhà Mc Donald chỉ tập trung vào các loại hamburger, thịt băm có lẫn pho mát, cá hồi, đồ uống và sữa.
Kroc ấn tượng với cách làm của anh em nhà Mac Donald, nhưng những ý tưởng làm ăn lớn hơn đã lấp lóe trong đầu ông. Kroc đã sẵn sàng cho cơ hội thay đổi nghề nghiệp. Ông thấy được một cơ hội bằng vàng trong nhà hàng của McDonald.
Ray Kroc đã cố gắng thuyết phục anh em nhà Donald nhượng quyền kinh doanh lại cho mình. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng anh em nhà Donald đã quyết định bán McDonald cho Ray Kroc với giá $2,7 triệu USD tiền mặt.
Ngay lập tức, Ray Kroc đã quyết định dùng tài sản thành lập công ty Franchise Realty, một công ty trực thuộc Mc Donald, để phát triển mô hình nhượng quyền kinh doanh. Dần dần, Mc Donald đã bắt đầu gây dựng được cho mình những nguồn thu nhập đáng khích lệ và công ty Franchise Realty của Ray Kroc cũng đã bắt đầu phát triển. Đến năm 1960, đã có hơn 200 điểm bán hàng của Mc Donald trên khắp nước Mỹ. Năm 1961, trên 100 triệu chiếc hambuger đã được bán.
Không chỉ quan tâm đến việc phát triển hệ thống các cửa hàng, Ray Kroc còn để ý đến việc quảng cáo cho các cửa hàng này. Ông đã dành một khoản tiền đáng kể cho chương trình quảng cáo có tầm cỡ quốc gia để hỗ trợ cho việc kinh doanh của những cửa hàng nhượng quyền kinh doanh. Năm 1970, khi tình hình kinh doanh của công ty mẹ tại Mỹ bị suy giảm, Ray Kroc lại bắt đầu một chiến dịch mới để thúc đẩy sự có mặt của thương hiệu Mc Donald trên toàn thế giới. Và ông đã thành công. Hệ thống nhà hàng McDonald nổi tiếng trên toàn cầu tới mức được coi như là biểu tượng của doanh nghiệp Mỹ.
Năm 1978, Ray Kroc từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của các nhà hàng thuộc sở hữu của Mc Donald. Mỗi khi ra đường, Ray Kroc bắt tài xế đưa tới ít nhất 6 nhà hàng Mc Donald để kiểm tra.
Đức Trung