BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Dương lịch - Âm lịch » Liên quan Dương lịch - Âm lịch » Chi tiết tin

Vì sao có cúng giao thừa ở ngoài trời?

  Ngày: 30/01/2014
Từ xưa, trong quan niệm dân gian, người Việt cho rằng, giao thừa là thời khắc thiêng liêng, âm dương giao hòa, vạn vât quy tụ. Vì vậy, việc cúng lễ trong nhà, ngoài trời rất được coi trọng trong mỗi gia đình Việt.


Vì sao có cúng giao thừa ở ngoài trời?
Mâm lễ cúng giao thừa ở ngoài trời của người Việt (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Gia Lai)

Cúng trong nhà và ở ngoài trời, theo quan niệm dân gian của người Việt, đó là nghi thức cúng lễ vào thời khắc giao thừa (giờ Tý - 24 giờ) của đêm ngày 30 tháng Chạp chuyển sang ngày mùng 1 Tết.

Theo đó, đúng giờ Tý, Lễ cúng giao thừa là giờ khắc thiêng liêng nhất của mỗi gia đình. Mọi thành viên đều thành tâm, kính cẩn, áo quần trang trọng thắp nhang, thành kính trước bàn thờ. Lễ vật đều đã đươc gia chủ chuẩn bị từ trước đó. Cúng trong nhà gồm khấn thần linh, gia tiên để tỏ lòng thành kính đối với vi thần quản nhà (quản trạch) giúp cho gia chủ bình an trong môt năm, đồng thời tưởng nhớ, ơn nghĩa của người sống đối với những người thân, ruột thịt đã khuất núi.

Việc cúng ngoài trời cũng liền vào giờ Tý, ngụ ý để tiễn đưa vị thần cai quản năm cũ và nghinh đón vị thần mới đến nhâm chức cai quản cho năm mới. Bởi theo quan niệm xưa, cứ vào mỗi năm, Thiên đình lại luân phiên cắt cử một vị quan xuống trông nom công việc dưới hạ giới, tùy theo từng năm, vi quan cai quản sẽ có tên goi cụ thể, nhưng thường gọi chung là Quan hành khiển.

Như năm Tỵ là Ngô Vương hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan; năm Ngọ là Tần Vương hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan... Theo đó, cứ 12 con giáp (12 năm) sẽ có 12 vi thần được phái xuống hạ giới.

Lễ vật cúng gồm xiêm, hài, áo mũ và ngựa, cùng các thứ dâng như xôi, gà, bánh trái, hoa quả, gao, muối... ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc diễn ra ở vào lúc âm dương giao hòa, thời khắc giao thoa nên phải hết sức khẩn trương, các vị thần không thể chậm. Công việc cai quản cũng là chung dưới hạ giới, không phải riêng cho một gia đình nào, nên cũng không thể vào trong nhà của bất cứ ai, mà nhanh chóng nhận bàn giao, rồi ai vào việc nấy. Việc ăn uống, xiêm hài áo mũ chỉ có thể thụ hưởng chốc lát để chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Trong quan niệm, tục xưa còn cho rằng, tùy theo tuổi của gia chủ và ngũ hành của năm để đặt lễ vật đúng hướng, nhằm đón cát, xua đi sự không may mắn.

Nghi thức cúng lễ ngoài trời này với ngụ ý nghinh đón, báo cáo với thần cai quản đến nhận bàn giao với lời cầu ước, mong cho năm mới được mưa thuận gió hòa, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mùa màng bội thu, kinh doanh phát đạt hơn năm cũ, giải tai ách, bệnh tật…

Chả thế, cùng với nét đẹp trong phong tục bữa cơm xum vầy tất niên, rồi cúng lễ đêm giao thừa, hầu hết các gia đình đều cố gắng chuẩn bi chu đáo, tươm tất nhất và đặc biệt là phải kịp hoàn tất trước thời khắc giao thừa, bất luận là điều kiên kinh tế giàu hay nghèo.

Đó tuy là phong tục tập quán ngàn xưa của cha ông, nhưng vẫn được duy trì đến ngày nay, cũng là sự thể hiện đức tính tốt đẹp, cầu thị, mong muốn những điều bình an, tốt đẹp và vươn lên trong cuộc sống của người Việt.

Huyền Phương

Nguồn:  Dân Việt
Các bài đăng trước cùng danh mục   Liên quan Dương lịch - Âm lịch
Sắp quyết định số phận của giờ GMT - 17/01/2012
Sắp quyết định số phận của giờ GMT NEWS18120
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) sắp tổ chức một hội nghị tại Thụy Sĩ trong tuần này để quyết định việc thay thế giờ GMT bằng cách đo thời gian mới.
Xem thêm
Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân - 16/01/2012
Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân NEWS18120
Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày ...
Xem thêm
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian - 15/07/2010
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian NEWS18120
Thời gian là một khái niệm mà theo cách nào đó, ngày nay chúng ta vẫn xem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12 tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày? Tại ...
Xem thêm
Danh sách các ngày Lễ hàng năm tại Việt Nam - 28/12/2009
Danh sách liệt kê các ngày Lễ lớn được nghỉ hàng năm tại Việt nam như Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương...và các ngày Lễ khác hàng năm tại Việt nam.
Xem thêm
Ngày Hoàng đạo là gì? - 18/12/2009
Ngày xưa các nhà thiên văn tưởng tượng vùng trời trong vũ trụ có một vòng tròn lớn gọi là vòng Hoàng đạo. Họ đem chia vòng này thành 360 độ, hai bên gọi là miền Hoàng đạo, dùng bốn quẻ ...
Xem thêm
Âm lịch là gì? - 18/12/2009
Âm lịch là gì? NEWS18120
Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. ...
Xem thêm
Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo - 18/02/2009
Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Dương lịch - Âm lịch » Liên quan Dương lịch - Âm lịch
Tìm liên quan » Vì sao có cúng giao thừa ở ngoài trời?
Đang xem » Vì sao có cúng giao thừa ở ngoài trời?