BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Du lịch » Du lịch quốc tế » Lào (Laos) » Chi tiết tin

Wat Phou tịch lặng

  Ngày: 20/03/2011
Không đô thị nhộn nhịp, không thiên nhiên kỳ vĩ, không đền đài tráng lệ, miền đất Hạ Lào tưởng như chẳng có gì hấp dẫn về mặt du lịch. Tuy nhiên, du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ về đây để chiêm bái Wat Phou, một phế tích hoang tàn, nằm chơi vơi như một dấu lặng giữa đất Hạ Lào.


Wat Phou tịch lặng

Trước khi đến với Wat Phou, chúng tôi dừng chân nghỉ một đêm tại Pakse - thủ phủ của tỉnh Champasak. Thị xã yên bình bên bờ sông Mê Kông này là nơi sinh sống của hơn 5.000 kiều bào người Việt. Lang thang trên phố Pakse, thỉnh thoảng lại nghe được vài câu tiếng Việt, dừng chân ăn vài món quen thuộc như hủ tíu Nam Vang, bánh phu thê…, du khách cứ ngỡ mình đang ở một miền quê nào đó của Việt Nam. 

 Wat Phou tịch lặng
Quán hủ tíu Nam Vang
 
 Wat Phou tịch lặng
Bánh phu thê ở Lào

Một cái thú mà du khách không thể bỏ qua khi đến Pakse chính là ngồi bên dòng Mê Kông, vừa ngắm hoàng hôn vừa ăn cá nướng với muối mỏ, ăn xôi Lào, nhâm nhi thêm ly bia Lào nổi tiếng.

Lòng sùng đạo của người Lào cũng thể hiện rất rõ ở Pakse. Sáng sớm mỗi ngày, từng đoàn nhà sư chân trần bước chậm rãi qua các con phố. Người dân quỳ hai bên đường, thành kính dâng xôi và nhiều loại thức ăn, nước uống cho họ. Nhịp sống ở Pakse cũng như ở những nơi khác của Lào: chậm rãi, khoan thai, lặng lẽ. 

Wat Phou tịch lặng

Các nhà sư đi khất thực

Wat Phou cách Pakse không xa, nhưng để đến được đó, du khách phải vượt sông Mê Kông trên một chuyến phà. Gọi là phà cho oai chứ thực ra chỉ là vài chiếc xuồng máy được kết lại với nhau một cách sơ sài, thử thách lòng can đảm của du khách trước dòng nước cuộn sóng.

Phế tích Wat Phou được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nằm nép mình dưới bóng núi Phou Kao. Những công trình kiến trúc đầu tiên của Wat Phou được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ V với mục đích thờ các vị thần linh của đạo Hindu. Tương tự như Mỹ Sơn là thánh địa của kinh đô Trà Kiệu, thời bấy giờ Wat Phou là thánh địa của Shrestapura – một thành phố cổ với dĩ vãng huy hoàng, từng là đô thị lớn bậc nhất của Đông Dương hơn một thiên niên kỷ trước. Về sau, khi Phật giáo lan truyền sâu rộng trên đất Lào, nhiều công trình kiến trúc theo xu hướng Phật giáo Tiểu thừa được xây dựng tiếp tục ở Wat Phou, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Chính vì lẽ đó, ở Wat Phou có một sự tiếp diễn hài hòa về tôn giáo và văn hóa độc đáo mà hiếm di sản nào trên thế giới có được. Ở Wat Phou, bàn thờ Phật nằm trong đền Hindu, tượng Phật kề tượng thần Shiva, tinh thần phồn thực của linga, của yoni hòa quyện với sự thanh tâm quả dục của Phật giáo…

Sự tàn nhẫn của thời gian đã biến Wat Phou trở thành một phế tích. Chỉ còn vài cụm kiến trúc tường xiêu vách lở là còn gắng gượng đứng vững như cố níu kéo chút kiêu hãnh, chút huy hoàng trong quá khứ. Ở phía ngoài Wat Phou có một bảo tàng, trưng bày những tượng thần, những bộ linga, những khối đá… bị rơi rụng khỏi các công trình kiến trúc.

Wat Phou tịch lặng
Khu đền chính trong phế tích Wat Phou

Hai bên con đường dẫn vào Wat Phou là hai hàng cột linga mòn dấu thời gian. Cuối con đường là hai khối kiến trúc dài đổ nát, có người cho rằng ngày xưa nơi này dùng làm nơi trú ngụ cho khách hành hương.

Để lên đến đền chính, du khách còn phải vất vả leo lên một dãy bậc thang đá hẹp vừa đủ đặt chân, hai bên xanh mượt bóng cây. Hết cả trăm bậc thang toát mồ hôi, đền chính hiện ra cổ kính và tịch lặng. Cỏ cây mọc chen lên những kẽ hở của vách tường, lấn chỗ cả những pho tượng. Bên trong và chung quanh đền vẫn còn những hình ảnh điêu khắc, những phù điêu, những họa tiết trang trí của đạo Hindu cả 1.500 năm trước. Giữa đền chính thờ một chiếc linga. Một dòng nước thiêng được dẫn trực tiếp đến nơi thờ giữa đền, ngày này qua ngày khác tưới tắm cho linga. Bên cạnh những chi tiết đầy màu sắc Hindu ấy, vài pho tượng Phật vẫn ngồi lặng lẽ, khoác trên mình chiếc áo vàng, an nhiên và tự tại. Trước đền, vài người phụ nữ Lào ngồi bán những bó hương và những vòng hoa sứ, cũng lặng lẽ như chính ngôi đền. 

Wat Phou tịch lặng

Ảnh: Nguyễn Minh

Rời Wat Phou, tôi biết mình sẽ khó quên được vùng đất Hạ Lào này, nơi quyến rũ người ta bằng sự bình yên và nhịp sống khoan thai đến lạ kỳ.

Nguyên Hà


Nguồn:  Phunuonline.com.vn
Các bài đăng trước cùng danh mục   Lào (Laos)
Thành phố trăng - 18/01/2011
Thành phố trăng NEWS4419
Vientiane là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lào, nằm ở tả ngạn sông Mê Kông. Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, một ngôn ngữ tế lễ của Theravada Phật giáo.
Xem thêm
Thăm vườn Phật ở Viêng Chăn - 19/12/2010
Thăm vườn Phật ở Viêng Chăn NEWS4419
Nằm cách Viên Chăn 27 km, vườn Phật lưu giữ hàng trăm bức tượng đúc theo đạo Phật và đạo Hindu. Đây là địa danh du khách thường không bỏ qua khi tới Viêng Chăn, Lào.
Xem thêm
Kỳ cuối: Luang Prabang - 24/11/2010
Kỳ cuối: Luang Prabang NEWS4419
Sáng hôm nay trời có vẻ âm u nên Sima đòi đi Luang Prabang, trong khi đó thì Tony cứ nằng nặc đòi ở lại Vang Vieng để đi tubing. Thế là họ lại cãi nhau và đem tôi ra làm trọng tài, hỏi ý ...
Xem thêm
Kỳ 4: Vang Vieng - 22/11/2010
Kỳ 4: Vang Vieng NEWS4419
Sáng hôm sau tôi mua vé xe (45.000 kip) để đi Vang Vieng, giá vé bao gồm cả xe đến đón tại khách sạn. Dân Lào rất đậm đà phong cách nông dân nên họ hẹn tôi 9h sáng có xe đến đón. Thực ra ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Du lịch » Du lịch quốc tế » Lào (Laos)
Tìm liên quan » Wat Phou tịch lặng
Đang xem » Wat Phou tịch lặng