BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Vượt lên từ đôi chân tật nguyền

  Ngày: 21/03/2014
Từ thuở lọt lòng, Lại Văn Điệp - xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương đã bị liệt toàn thân. Hơn 30 năm qua, chàng trai tật nguyền ấy đã nêu tấm gương sáng về nghị lực vượt lên số phận và khẳng định tài năng trên hành trình lập nghiệp.


Vượt lên từ đôi chân tật nguyền

Từng bước chân khó nhọc đã theo Điệp khi vừa tròn 10 tháng tuổi, sau cơn sốt bại liệt. Chính vì không đi lại được bình thường như bạn bè cùng trang lứa nên ngay sau khi học hết lớp 9, Điệp đã tự mình đi học nghề chạm khắc mỹ nghệ. Sau 7 năm học nghề, Điệp mở xưởng tại nhà. Những bước đi tự lập đầu tiên nhiều gian truân nhưng với anh lại là niềm vui, niềm tự hào khi tự mình đứng vững trên đôi chân tật nguyền ấy.

Tháng 11 năm 2011, Điệp thành lập Công ty TNHH đồ gỗ Mỹ nghệ người tàn tật, trở thành ông chủ trẻ thế hệ 8X. Doanh thu của Công ty hàng năm đạt trên 200 triệu đồng. Lại Văn Điệp không chỉ tạo việc làm cho nhiều thanh niên trong xã, mà anh còn dạy nghề và tạo việc làm nhiều người khuyết tật. Họ đến với cơ sở của anh không chỉ để học nghề tự nuôi sống bản thân, mà ở đó họ cảm thấy được hòa nhập và sẻ chia. Đến nay, cơ sở của Điệp có 14 lao động, hơn 1/2 trong số đó là người khuyết tật, thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.

Xã Vũ Vinh có trên 3.700 thanh niên, trong đó có 3.400 thanh niên đi làm ăn xa. Tuy nhiên ở Vũ Vinh hiện nay có tới 25% số thanh niên ở lại địa phương chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Những cơ sở như của anh Điệp một phần giải quyết bài toán đào tạo và dạy nghề cho thanh niên nông thôn.

Với nghị lực của một người thanh niên “Tàn nhưng không phế”, anh Lại Văn Điệp xứng đáng là tấm gương của người tàn tật tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất nông thôn.

Lại Văn Điệp, Giám đốc Công ty TNHH đồ gỗ Mỹ nghệ người tàn tật, xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vừa được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013.

Các gương mặt trẻ tiêu biểu năm nay được chọn ra từ các lĩnh vực gồm: học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, sáng tạo, hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, quốc phòng, an ninh trật tự và thể dục thể thao. Lại Văn Điệp được vinh danh trong lĩnh vực hoạt động xã hội.

Từ thuở lọt lòng, Lại Văn Điệp - xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, Thái Bình đã bị liệt toàn thân. Hơn 30 năm qua, chàng trai tật nguyền ấy đã nêu tấm gương sáng về nghị lực vượt lên số phận và khẳng định tài năng trên hành trình lập nghiệp.

Với nghị lực của một người thanh niên “Tàn nhưng không phế”, anh Lại Văn Điệp xứng đáng là tấm gương của người tàn tật tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất nông thôn.

Bất hạnh đổ lên đầu gia đình Lại Văn Điệp khi cậu được 9 tháng tuổi. Điệp kể ngày ấy anh bị sốt bại liệt phải đi viện gần 3 năm trời, cha mẹ chạy chữa từ bệnh viện Việt - Bun (Bệnh viện Gốc Mít - nay là Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) đến bệnh viện Kiến Xương... Đi đến đâu bác sĩ cũng lắc đầu, bó tay và ai cũng khuyên mang về lo hậu sự. Bố mẹ Điệp ôm con về nhà trong niềm đau đớn vô hạn, toàn thân Điệp bất động, chỉ còn đôi mắt là đong đưa được và rất sáng. Thấy Điệp như thế có người đã khuyên gia đình đem ra chợ Gốc Mít vứt bỏ để hóa kiếp cho Điệp. Đã từng có một ông già đến nhà để đem cậu đi, nhưng bố mẹ Điệp không đồng ý với quyết tâm dù phải ăn rau ăn cháo cũng gắng sức nuôi con. Nhớ lại những năm tháng tuổi thơ đầy nước mắt, Lại Văn Điệp kể: "Năm lên 2 tuổi tôi vẫn không cử động được. Rất may bố tôi là Lại Thế Toàn có một đồng đội cùng đơn vị cũ biếu một lạng cao hổ cốt do ông tự nấu và mấy lạng mỡ trăn đem về cho tôi ăn. Và phép màu đã xảy ra, một thời gian sau tôi cử động được, đến năm thứ 4 ngồi dậy được nhưng bị teo cơ chân tay. Riêng tay phải không teo vẫn khỏe mạnh bình thường, chân trái bị teo nhưng vẫn cử động được, thế là tôi tập lê trong nhà và lê sang hàng xóm chơi, đầu móng chân móng tay tóe máu nhưng hồi ấy cứ bò lê đi là thích nên móng tay, móng chân tóe máu tôi vẫn chịu đựng được. Năm 1986, bố làm cho tôi một đôi nạng gỗ bằng cây ổi để tập đi. Năm 11 tuổi tôi bắt đầu đi vững và xin bố cho đi học lớp 1, vì quá tuổi nên bố phải khai sinh cho tôi tụt đi 2 tuổi thành năm 1980. Nói là đi học nhưng từ lớp một đến lớp ba bố phải chở tôi đi bằng xe đạp đến trường, nắng cũng như mưa, không ngày nào tôi nghỉ học. Đến lớp 4 tôi tự đi bằng nạng đến trường, cặp sách nhờ bạn mang giúp. Cũng may tuy tật nguyền đôi chân nhưng tôi cũng được các thầy cô đánh giá là sáng dạ, học đến đâu thuộc đến đấy, trong lớp ai cũng quý mến. Thế nhưng học đến lớp 10, trường cách xa nhà nên việc đi lại với tôi lại quá khó khăn. Vì vậy tôi nghĩ nếu tiếp tục học thì sẽ vất vả không những cho mình mà cả bố mẹ, sau này xin việc cũng khó khăn nên tôi quyết định thuyết phục bố mẹ cho nghỉ học để đi học nghề”.

Học nghề gì với Lại Văn Điệp lúc đó là một bài toán khó, bởi anh không có đôi bàn tay, bàn chân lành lặn như bao người bình thường khác. Sau nhiều ngày suy nghĩ và cuối cùng Điệp quyết định học nghề chạm khắc gỗ ở một xưởng gần nhà. Điệp kể: "Việc học nghề đối với tôi gặp rất nhiều khó khăn vì tay chân tàn tật, lúc đầu đi học tôi phải mất hàng tháng trời để cầm được cái đục, cái dũa, nhưng càng học tôi càng thấy mình đam mê với nghề chạm khắc. Mỗi khi bắt tay vào việc và hoàn thành một sản phẩm, tôi có cảm giác như mình là người nghệ sĩ, vừa sáng tác xong một tác phẩm hoàn chỉnh vậy”. Đúng là với nghị lực vượt khó vươn lên, chỉ sau một năm Điệp đã học thành nghề chạm khắc ghế đi văng và có thu nhập 300 ngàn đồng/tháng. Lại Văn Điệp bảo nếu anh bằng lòng với mức thu nhập ấy thì cuộc sống sẽ trôi qua một cách bình thường và có lẽ đến bây giờ anh vẫn chỉ là người đi làm thuê với mức lương ba cọc ba đồng. Học được nghề, Điệp lại phấn đấu học cao hơn nữa, anh tiếp tục theo tay nghề chất lượng cao tại Trung tâm Ngô Đồng, Xuân Trường, Nam Định với mục đích phải có chỗ đứng trong xã hội mới đảm bảo cuộc sống. Không dừng lại ở đó, năm 1998 Điệp tiếp tục học làm ghế trường kỷ, sập gụ, năm 1999 anh đến Lê Chân, Hải Phòng vừa học vừa làm nghề chạm khắc đồ thờ, làm hàng kỹ với những nét chạm khắc tinh vi và công phu. Các mặt hàng của Điệp đều được chủ doanh nghiệp đánh giá cao.

Không cam chịu cảnh đi làm thuê, năm 2002 Lại Văn Điệp quyết tâm mở xưởng mộc tại quê mình, lúc ấy anh chỉ có hai bàn tay trắng, không tiền, không máy, không gỗ, không thợ... "Trong tay không có thứ gì nhưng mong ước lớn nhất của tôi là mở xưởng để làm nghề và giúp nhiều người khuyết tật. Lúc đầu tôi cũng hoảng lắm, bố mẹ thì can ngăn nhưng quyết là làm. Tôi phải đến các lò mộc có sử dụng đồ chạm xin làm thuê và phải cam kết: "Không đảm bảo chất lượng không lấy tiền” họ mới tin tưởng và cho tôi làm. Suốt 3 tháng như thế, tôi mới được khách hàng chấp nhận và tin tưởng. Sau đó tôi rủ Vũ Trường Sinh (sinh năm 1978) ở Vũ Quý cùng học nghề cùng làm với mình và mượn cơ sở của bạn làm xưởng mộc. Thời điểm đó tôi vay tiền bạn bè 5 triệu đồng mua 1 máy vanh nọng lỗ, 1 máy doa hạ lền, 1 máy khoan tay... làm ghế đi văng, huỳnh cửa, giường tủ ở xã Vũ Quý, Kiến Xương với 2 nhân công. Năm 2004 tôi chuyển về thuê địa điểm ở thôn Đông Hòa và mở thêm lớp dạy nghề cho người khuyết tật và người khỏe mạnh. Sản phẩm vẫn là hàng ghế Âu, Á, giường tủ, đồ thờ đơn giản (học viên 8 người, có 5 người khuyết tật), máy móc được đầu tư thêm. Đến lúc này làm đã bắt đầu có lãi và tôi tạm yên tâm với công việc của mình”.

Học nghề, mở xưởng, cưới vợ và sinh con, người dân Kiến Xương ai cũng bảo ông trời có mắt, vì vậy mà Điệp tuy không lành lặn nhưng anh lại có tất cả mà ngay cả những người bình thường không phải ai cũng làm được. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, năm 2006 Điệp dành dụm được 40 triệu mua được một mảnh đất cạnh nhà để mở thông với nhà mình làm xưởng mộc gần 100m2. Công nhân 12 người có 7 người khuyết tật, máy móc có máy van to, máy cưa, sản xuất đồ thờ, ghế đi văng mang quy mô lớn và khép kín (tự mua gỗ, tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm), doanh thu đạt 2 tỷ/năm. Đến thời điểm này các sản phẩm của Điệp được tiêu thụ ở Thái Bình và các tỉnh lân cận, hàng của anh là những mặt hàng tinh xảo, chất lượng cao. Năm 2011, Điệp thành lập Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ người tàn tật với doanh thu đạt trên 25 tỉ đồng, thu hút nhiều lao động là người khuyết tật. Không chỉ sản xuất và kinh doanh, Điệp còn tham gia vào Ủy ban Liên hiệp Thanh niên xã Vũ Ninh, làm Phó Bí thư Đoàn thôn Đông Hòa. Những lúc rảnh rỗi, Điệp còn đi đánh đàn organ để tăng thêm thu nhập.

Trò chuyện về chuyện nghề và chuyện đời, Lại Văn Điệp bùi ngùi: "Những người khuyết tật như chúng tôi, học nghề gì, làm ở đâu, có được xã hội chấp nhận hay không là điều vô cùng quan trọng. Đã có lúc tôi nghĩ mình là người vô ích, bởi khi học nghề và làm nghề đối với mình quá khó khăn, chỉ ước sao mình có đôi bàn tay lành lặn. Khi học được nghề, thành đạt và có được ngày hôm nay là cả một quãng đường dài đầy mồ hôi và nước mắt. Thế nhưng trong tôi lúc nào cũng có niềm tin, nếu mình cố gắng, nỗ lực hết sức, thành công sẽ đến cho dù muộn hơn mọi người. Quê tôi còn rất nhiều người khuyết tật, họ cũng mong ước có một công việc bình thường để tự nuôi sống bản thân, không sống phụ thuộc và sống một cách có ích nhưng không phải dễ dàng. Chính vì vậy mà ngay khi mở xưởng, tôi đã nghĩ mình phải nhận và dạy nghề cho người khuyết tật, để họ có cơ hội hòa nhập cộng đồng. Nguyện vọng lớn nhất của tôi bây giờ là muốn thuê mặt bằng tại mảnh đất cạnh Công ty Gia Linh ở thôn Bắc Sơn, xã Vũ Ninh, Kiến Xương, Thái Bình để mở rộng sản xuất và làm cơ sở dạy nghề cho người tàn tật cũng như được vay vốn phát triển kinh doanh. Nếu được như vậy chắc chắn tôi sẽ giải quyết việc làm cho hàng chục người khuyết tật ở quê mình. Năm nay chúng tôi cũng đang phấn đấu đạt doanh thu từ 10 - 12 tỉ đồng...”.

Theo Thái Bình


Nguồn:  DDDN
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Người biến giấc mơ thành hiện thực - 20/03/2014
Người biến giấc mơ thành hiện thực NEWS18531
Với nghị lực phi thường, anh Đặng Anh Tuấn (sinh năm 1957), trú ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã một mình chinh phục những quả đồi hoang lập trang trại. Giấc mơ được sánh vai với ...
Xem thêm
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái - 20/03/2014
Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái NEWS18531
Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.
Xem thêm
Lập trình viên đam mê nuôi sâu - 19/03/2014
Lập trình viên đam mê nuôi sâu NEWS18531
Chàng trai 8x hiện là chủ trang trại 300m2 ở Bình Dương chuyên nuôi super worm, cho doanh thu đều đặn mỗi tháng.
Xem thêm
Người giữ thương hiệu nước mắm truyền thống - 19/03/2014
Người giữ thương hiệu nước mắm truyền thống NEWS18531
Trong những năm gần đây, mặc dù nước mắm công nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường trên cả nước và nước mắm truyền thống đang mất dần vị thế trên thị trường nhưng nước mắm 584 luôn giữ vững ...
Xem thêm
Khi người thành phố làm nông, kiếm bạc tỷ trên... sân thượng - 17/03/2014
Khi người thành phố làm nông, kiếm bạc tỷ trên... sân thượng NEWS18531
Khi nghe tôi nói đến việc muốn khắc họa chân dung những nông dân đô thị, ông Thắng “đổ” cười khà khà: “Vậy thì chịu khó trèo lên vườn bonsai của anh xem chơi”.
Xem thêm
Từ nông dân thành ông chủ thương hiệu sữa ngoại nhập - 17/03/2014
Từ nông dân thành ông chủ thương hiệu sữa ngoại nhập NEWS18531
Thất bại trong lần khởi nghiệp đầu tiên khi làm trang trại chăn nuôi bò sữa, ông Ngô Tuấn Anh vẫn không nản lòng quyết tâm tìm hiểu thị trường sữa tại Việt Nam. Sau 7 năm lao động và học ...
Xem thêm
“Phải giàu mới tính chuyện sang” - 16/03/2014
“Phải giàu mới tính chuyện sang” NEWS18531
Không thực sự sở hữu một DN nào ngoài vai trò góp vốn cổ đông, nhưng “nhà đầu tư” hơn 40 tuổi Võ Hữu Khoa - Phó Tổng giám đốc Cty Đầu tư Địa ốc Thành phố (CITYLAND) lại là một doanh nhân ...
Xem thêm
Nữ chủ tịch 8x hiếm hoi của chứng khoán Việt Nam - 16/03/2014
Nữ chủ tịch 8x hiếm hoi của chứng khoán Việt Nam NEWS18531
Trước khi trở thành Chủ tịch Công ty Chứng khoán Dầu khí, Hoàng Hải Anh từng để mất nhiều cơ hội khi đầu tư cổ phiếu và mất nhiều tiền.
Xem thêm
Ông chủ 8x đam mê nuôi lợn khép kín - 15/03/2014
Ông chủ 8x đam mê nuôi lợn khép kín NEWS18531
Mỗi năm Hùng thu lãi tiền tỷ với mô hình chăn nuôi khép kín, từ việc nuôi con nái để gây giống, kinh doanh thuốc thú y, các loại cám cho lợn, mở lò mổ.
Xem thêm
Kinh doanh thanh long sấy xuất khẩu - 14/03/2014
Kinh doanh thanh long sấy xuất khẩu NEWS18531
Quyết định bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông dù sản phẩm này vẫn còn mới với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chị Lê Thị Tú Anh ở TP HCM đang đối mặt với ...
Xem thêm
Bánh mì của Bảo - 12/03/2014
Bánh mì của Bảo NEWS18531
Đến với nghề như một cái duyên tình cờ, học hỏi và rèn luyện bằng cả nỗ lực và tình yêu, Trần Quốc Bảo đã cho thấy mình thực sự có duyên với nghề bếp trước khi anh sở hữu thương hiệu BB ...
Xem thêm
“Nữ tướng” Deloitte: “Tôi vẫn cho rằng mình may mắn” - 11/03/2014
“Nữ tướng” Deloitte: “Tôi vẫn cho rằng mình may mắn” NEWS18531
Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề kiểm toán, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) Hà Thu Thanh của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Deloitte Việt Nam tự nhận mình thành công một phần nhờ cơ duyên với ...
Xem thêm
Bà chủ thủy sản mê làm giàu từ cây chùm ngây - 06/03/2014
Bà chủ thủy sản mê làm giàu từ cây chùm ngây NEWS18531
Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...
Xem thêm
Bông hồng vàng trên cao nguyên Đà Lạt - 05/03/2014
Bông hồng vàng trên cao nguyên Đà Lạt NEWS18531
Luôn khao khát và nỗ lực được đóng góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình về bình đẳng giới và sự tiến bộ của nữ giới trong thời hiện đại - đó là những tâm nguyện mà nữ doanh nhân Nguyễn Thị ...
Xem thêm
Ông chủ Vingroup hai năm liền vào danh sách tỷ phú - 05/03/2014
Ông chủ Vingroup hai năm liền vào danh sách tỷ phú NEWS18531
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người Việt duy nhất có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Vượt lên từ đôi chân tật nguyền
Đang xem » Vượt lên từ đôi chân tật nguyền