BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Chàng hoạn lợn thành tỷ phú

  Ngày: 23/11/2010
Một chàng trai sinh ra đã thành bần cố nông. Cố gắng mới học xong lớp Trung cấp thú y của trường Đại học Nông nghiệp I, hãnh diện với nghề hoạn lợn. Giờ chàng đã trở thành tỷ phú. Khách đến thường biết quá khứ của anh, đùa:“Hiệp là tỷ phú hoạn lợn đấy à? Giỏi nhỉ!”. Anh chỉ cười giòn, gật đầu.


Chàng hoạn lợn thành tỷ phú
Tỷ phú Đào Tất Hiệp

Từ chàng hoạn lợn

Đến xã Mễ Sở hỏi không ai là không biết Đào Tất Hiệp, một tỷ phú mới nổi lên mười năm nay, chẳng những là người vui tính, dí dỏm, anh còn là một ông chủ có tấm lòng thương người, những năm qua anh đã đóng góp rất nhiều vào công tác làm từ thiện ở địa phương.

Trang trại của anh Hiệp toạ lạc ở góc làng gần chợ Mễ, xã Mễ Sở (Văn Giang - Hưng Yên) Trang trại có khoảng 1.500, đôi khi lên đến 2000 con lợn các loại: 120 lợn đẻ, hơn 10 con lợn đực, còn lại là lợn thương phẩm, lợn con.

Mô hình của anh là nuôi từ A đến Z, tức là tự cung cấp giống nuôi cho đến lợn thịt, lợn bố mẹ. Trang trại cũng được anh bố trí hợp lý.

Từ khu nhà ở, khu chế biến thức ăn, khu chăn nuôi, phòng thuốc...Hiện anh đang xây dựng thêm một xưởng chế biến để cung cấp thức ăn chăn nuôi cho toàn xã.

Khách đến thăm trang trại, có lẽ ai cũng thấy đây là mô hình chăn nuôi khép kín mang tính khoa học, qui mô như của doanh nghiệp nhà nước. Nhưng đó là thành quả của khát vọng làm giầu từ một anh chàng nhà quê mộc mạc chân chất.

Giờ ngồi nói chuyện với chúng tôi, anh kể nhiều về những ngày tháng bần hàn, trong đó có những năm tháng anh hành nghề hoạn lợn. Đào Tất Hiệp sinh năm 1962 trong một gia đình 5 anh chị em, anh là thứ 4, gia đình luôn trong cảnh túng thiếu.

Tuổi thơ Hiệp chỉ mơ ngày nào cũng được bữa ăn no, được mặc áo mới. Khi lớn lên chút ít, anh đi học nghề hoạn lợn của người em rể tận Bảo Thắng (Lào Cai), anh này lấy em gái út của Hiệp.

Chưa thạo nghề, Hiệp xin đi học một lớp tại chức chuyên về hoạn lợn ở trường ĐH Nông nghiệp I. Sau đó ra hành nghề hoạn lợn từ năm 1984. Với anh, cái nghề hoạn lợn cũng vui thôi, nhưng cơ cực.

Ở các vùng nông thôn, những ông hành nghề này, đi đến đâu chó sủa ở đó. Hiệp lại là chàng trai trẻ, làm vịêc chưa có nhiều kinh nghiệm.

Nhiều khi vừa hoạn vừa run, chỉ sợ làm chết lợn của người ta. May mắn cho anh là chỉ vài trường hợp bị chết con nhỏ, anh phải mang tiền đền. Người ta thương tình chàng trai trẻ nên không bắt đền nhiều, có người chỉ lấy nửa giá trị con lợn.

Khi tôi hỏi, anh có xấu hổ khi làm nghề này. Anh Hiệp cười:“Có chứ, nhưng vì gia đình quá nghèo, nên bằng giá nào cũng phải kiếm tiền, tất nhiên phải bằng mồ hôi nước mắt của mình”.

Chuyện cưới vợ cũng lâm li, nghe anh kể thì cười ra nước mắt. Cái nghề hoạn lợn vốn đã chẳng sang trọng gì, huống hồ đứng trước một cô gái. Khi mẹ hỏi: “Con muốn lấy ai?”. Hiệp lúc nào cũng nhe răng: “Huyền hàng xóm”. Thực ra anh thích cô từ hồi còn chơi đồ hàng, nhưng cô không thích. Anh Hiệp nói: “Lớn lên cô ấy cũng không thích đâu. Cô ấy yêu anh chàng nhà giàu, sau anh chàng ấy phải đi tù. Bố cô ấy bảo con: “thôi thì lấy anh hoạn lợn cho xong. Bạn bè phản đối, xong thế nào vẫn lấy nhau”. Giờ thì vợ chồng anh sống ôn hoà, hạnh phúc, chị vợ lại rất tự hào về chồng.

Độ đó sau khi cưới nhau, anh Hiệp vẫn hành nghề hoạn lợn, nhưng thứ nghề này chỉ đủ để gia đình anh ăn đong từng bữa. Không có vốn, không am hiểu kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đã có lúc anh bất mãn với bản thân mình.

Lúc đó đến giấc mơ cũng chỉ dám mơ có đủ gạo nuôi con. Cho đến năm 1995, vừa hoạn lợn, anh Hiệp vừa bán thuốc thú y, bán thức ăn gia súc, nhưng vẫn không thoát khỏi nghèo. Một đêm, khi con đã ngủ, vợ chồng anh bàn bạc với nhau, trong nhà hết gạo mà không biết vay của ai cho qua ngày giáp hạt, chị Huyền tủi thân bật khóc.

Đào Tất Hiệp tự hỏi: “Tại sao với kiến thức thú y mà mình không mạnh dạn chăn nuôi?”. Anh động viên vợ mạnh dạn đầu tư phát triển bằng nghề nuôi lợn. Năm 1997 nuôi chừng 5 con, bán đi được chút lãi. Dần dần đàn lợn của anh tăng lên 20 con rồi 50 con.

Anh cũng thực hiện phương châm đầu tư dần dần, có vốn sẽ đầu tư thêm. Vì là lợn siêu nạc cho nên anh được các công ty trong nước mua để xuất khẩu đi Hồng Kông. Anh lại bán hạ hơn so với người khác 1 giá nên được các công ty chú ý.

Cho đến đầu năm 1999, anh đã có số vốn 500 triệu đồng. Mơ ước mở rộng trang trại có từ đây, và đó cũng là sự đánh dấu một cái mốc quan trọng cho con đường thành tỷ phú của Đào Tất Hiệp.

Thành tỷ phú

Giờ anh đã thành đạt. Phần lớn các chủ trang trại miền Bắc đã đến học hỏi kinh nghiệm. Thông tấn xã của Đức và Ấn Độ cũng đã tìm đến nhà. Ngồi nghe anh nói chuyện, con kiến trong lỗ cũng chui ra, bởi vì anh rất hóm hỉnh.

Anh dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình, đây là một ngoại lệ, vì chỉ có anh và công nhân được vào trại lợn, anh rất sợ bệnh tật lây lan sang đàn lợn. Với khuôn mặt vuông chữ điền, giọng nói trầm trầm vui vẻ.

Chàng tỷ phú chân chất đã kể ra những khó khăn trên con đường lập thân, những chông gai giăng mắc. Nhưng anh không quên đi quá khứ đó, anh kể mộc mạc, điều đó cho chúng tôi tin rằng, anh là một ông chủ dễ gần.

Khi thu được lợi nhuận anh vận động mọi người trong làng cùng tham gia chăn nuôi lớn. Nhiều người đã hợp tác với anh. Thế là một hiệp hội chăn nuôi được ra đời do anh làm chủ nhiệm và cũng chính anh là người môi giới, cung ứng giống, vốn, thức ăn và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay hiệp hội đã thu hút hơn 100 hộ tham gia. Yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi là nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh. Nhận thức điều đó, anh Hiệp lặn lội vào miền Nam tham dự lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của một tổ chức nước ngoài với học phí cao đến 100 USD/ ngày.

Sau đó anh trở về với vốn kiến thức vững vàng hơn để phát triển đàn lợn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong trại lợn anh còn đóng vai trò là bác sĩ thú y chăm sóc phòng ngừa bệnh tật cho chúng để vượt qua các nạn dịch.

Dù đã thành đạt nhưng anh không tự kiêu mà vẫn thường xuyên đi học hỏi, đồng thời dạy cho công nhân để họ tự làm. Anh còn xây dựng xưởng chế biến thức ăn cho gia súc theo dây chuyền nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Mỗi năm cơ sở sản xuất khoảng 300 tấn cám phục vụ cho các thành viên trong hiệp hội phát triển chăn nuôi. Ngô và thóc anh nhập từ Sơn La, sản phẩm lợn bán cho Hồng Kông, Hàn Quốc và cung ứng trong nước.

Trang trại tạo việc làm thường xuyên cho 15 công nhân, mỗi người phụ trách từng khâu, lương tháng 1,5 triệu đồng/ tháng. Trang trại hiện nay thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/ năm.

Khi đề cập đến vấn đề môi trường, nước thải. Anh Hiệp gật gù: “Anh đã giải quyết rồi. Nếu không làm được thế thì có tội với nhân dân lắm. Nên anh đã đi học rồi về làm hầm Bioga. Anh đã thành công, bởi mô hình hầm Bioga vừa tận dụng làm khí đốt phục vụ sinh hoạt của gia đình, sưởi ấm cho đàn lợn trong mùa rét, lại giữ gìn vệ sinh môi trường sống”.

Mê làm từ thiện

Xây dựng gia đình khá sớm, có con khá sớm. Anh Hiệp đã vận động từ không đến khó, rồi đến có. Thành một tỷ phú mộc mạc hiền lành. Vịêc anh làm từ thiện xuất phát từ tấm lòng đối với những người nghèo khó, những em học sinh học giỏi vượt khó chứ không vì một sự thể hiện nào khác.

Tâm niệm của anh là có của ăn của để thì phải làm từ thiện, điều đó cho anh niềm vui sướng và sự thanh thản, vì đóng góp được cho xã hội. Nhưng ban đầu có những người đã dè bỉu, chỉ trích anh là sĩ diện hão. Anh bỏ qua tất cả.

Vẫn một mực làm từ thiện, gia đình nào nghèo anh cho vay giống lợn làm vốn. Những việc anh làm được là: Tặng sổ tiết kiệm cho thương binh nặng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo, ủng hộ tiền xây dựng các công trình nhà mẫu giáo, đường giao thông liên thôn, tặng máy vi tính cho trường học....

Lắm lúc tâm hồn thăng hoa anh còn làm thơ tặng vợ, rồi thơ về quá khứ của mình, như: “Lúc cơ hàn tôi đi hoạn lợn. Bao tủi hèn chẳng quản sớm trưa...”

Điều đó cho phép tôi nghĩ rằng, anh còn lãng mạn và yêu đời, yêu người nữa. Gia tài của vợ chồng anh hiện giờ còn là hai cậu con chăm ngoan, một cậu đã là giáo viên cấp III.

Năm 2005 anh được đi dự Đại hội thi đua toàn quốc. Khi hỏi về kinh nghiệm làm giàu, anh Hiệp thổ lộ: “Tại cái con vợ ý, không có nó thúc mình đâu có nghĩ được cái gì. Nghĩ được cái hay thì nó ‘chiều’, thế rồi mình nghĩ được, sướng quá...” và tất cả cười ngặt nghẽo.

Theo Vietimes

Nguồn:  DDDN
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Nghệ nhân 'khổng lồ' - 23/11/2010
Nghệ nhân 'khổng lồ' NEWS1387
Chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Thái Vinh (TP Huế) là nghệ nhân trẻ Phùng Hữu Thái. Anh được đặt biệt danh 'vua đồ to' hay nghệ nhân 'khổng lồ' vì là tác giả của các sản phẩm gỗ mỹ nghệ siêu lớn.
Xem thêm
Lý Quý Trung : Từ nhân viên lau nhà trở thành 'Vua phở' - 20/11/2010
Lý Quý Trung : Từ nhân viên lau nhà trở thành 'Vua phở' NEWS1387
Từ nhân viên lau nhà tại Khách sạn Đệ Nhất (TP. Hồ Chí Minh) anh đã trở thành một giám đốc giàu có và thành đạt, một vị giáo sư đáng kính với kiến thức sâu rộng.
Xem thêm
Vinahouse và 1.000 ngôi nhà Việt - 19/11/2010
Vinahouse và 1.000 ngôi nhà Việt NEWS1387
Nếu cắc cớ hỏi tại sao làm nhà kiểu Việt truyền thống, sưu tầm nhà cổ mà cái tên công ty lại dùng tiếng “Tây”, Vĩnh cũng chỉ cười: “Chuyện làm ăn là thế, chỉ cần mình làm thật và chơi thật ...
Xem thêm
Tổng giám đốc quỹ đầu tư đi ‘ngược dòng’ - 14/11/2010
Tổng giám đốc quỹ đầu tư đi ‘ngược dòng’ NEWS1387
Thành lập quỹ đầu tư vào đúng lúc thị trường chứng khoán khủng hoảng nhưng ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) lại nhìn nhận đó là thời cơ
Xem thêm
Chàng giám đốc 'né'... trường đại học - 12/11/2010
Chàng giám đốc 'né'... trường đại học NEWS1387
Tốt nghiệp trường Trung cấp Điện tử - Điện lạnh Hà Nội năm 2008, bằng kiến thức đã học được và khát vọng làm giàu, Trần Văn Thạch - Giám đốc Công ty TNHH Điện lạnh Hà Thành đã chứng minh ...
Xem thêm
Nhiều công thức khởi nghiệp - 12/11/2010
Nhiều công thức khởi nghiệp NEWS1387
Chia sẻ với diễn đàn Kinh doanh với 1 triệu đồng, độc giả Nguyễn Thị Ngọc Châu khẳng định từ 1 triệu đồng có thể thành tỉ phú nếu có 5 yếu tố: đam mê, quyết tâm, chịu khó, bền chí và thời
Xem thêm
Hiệp gỗ trên 'cao nguyên đỏ' - 10/11/2010
Hiệp gỗ trên 'cao nguyên đỏ' NEWS1387
Là chủ của cơ sở gỗ mỹ nghệ có tiếng ở Phước Thiện (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), nhưng Trần Công Hiệp, 31 tuổi, vẫn hằng ngày cần mẫn như một chú ong thợ.
Xem thêm
Về Sóc Trăng bán bún nước lèo - 09/11/2010
Về Sóc Trăng bán bún nước lèo NEWS1387
Một Việt kiều Mỹ, giám đốc điều hành một công ty chuyên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đã quyết định mở quán bán bún nước lèo tại Sóc Trăng. Ông còn lập trang web để quảng bá món ăn dân ...
Xem thêm
Những lão nông lướt Web - 09/11/2010
Những lão nông lướt Web NEWS1387
Mô hình Câu lạc bộ cà phê khuyến nông ra đời đã trang bị những kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cho nhiều nông dân.
Xem thêm
'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ - 08/11/2010
'Kiếm' hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi thỏ NEWS1387
Nhờ nuôi thỏ, năm 2008, trang trại thỏ của ông Nguyễn Huy Quang cho thu nhập trên 100 triệu đồng, năm 2009 là 180 triệu đồng và năm 2010 này sẽ là cao hơn nhiều khi số lượng thỏ nuôi theo ...
Xem thêm
Ông giám đốc mê phê bình văn học - 06/11/2010
Ông giám đốc mê phê bình văn học NEWS1387
Luôn trăn trở vì không có thời gian để viết, Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Công ty T&A Ogilvy tự nhận mình là một kẻ chênh vênh giữa kinh doanh và văn học. Anh cũng cho mình là một người ...
Xem thêm
Tỷ phú trang trại dứa mới học hết lớp 2 - 05/11/2010
Tỷ phú trang trại dứa mới học hết lớp 2 NEWS1387
Trên vùng rừng tràm năm xưa hoang hóa bên dòng sông Cái Lớn, nay có một ông chủ trang trại trồng dứa (khóm) nổi tiếng từ nhiều năm qua. Ông là cựu chiến binh nhà nghèo nhưng mạnh dạn và ...
Xem thêm
Nhà buôn vàng thích làm nghệ sĩ - 04/11/2010
Nhà buôn vàng thích làm nghệ sĩ NEWS1387
Đứng đầu Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu (ACB), nhiều phen lên “cơn co giật” trước sự thăng trầm của vàng, Trần Trọng Quốc Khanh đã điều tiết “thần kinh” nhờ thú vui sáng tác nhạc và chơi ...
Xem thêm
Kẻ từng 'bóc lịch' trở thành tỷ phú từ tay trắng - 03/11/2010
Kẻ từng 'bóc lịch' trở thành tỷ phú từ tay trắng NEWS1387
Nguyễn Phạm Thiên Huy từng ngồi “bóc lịch”, bị mọi người xa lánh. Nhưng với nghị lực phi thường, chỉ sau hai năm từ bàn tay trắng anh đã trở thành một ông chủ xưởng mộc với số vốn hàng ...
Xem thêm
Anh Sáu bồ câu - 03/11/2010
Anh Sáu bồ câu NEWS1387
Đột phá trong cung cách làm ăn, chỉ trong thời gian ngắn anh Ngô Đình Sáu ở thôn Cẩm Phú 2 xã Điện Phong (Điện Bàn, Quảng Nam) đã trở thành triệu phú từ mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Chàng hoạn lợn thành tỷ phú
Đang xem » Chàng hoạn lợn thành tỷ phú