BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Kỹ sư thủy sản đam mê kinh doanh đường thốt nốt

  Ngày: 08/12/2013
Anh Thái Quốc Huy chịu lỗ 9 năm trời mới có thể cho ra những khoanh đường thốt nốt nguyên chất được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.


Kỹ sư thủy sản đam mê kinh doanh đường thốt nốt
Những khoanh đường thốt nốt nguyên chất sẽ qua công đoạn sấy, ép.

Tốt nghiệp ngành chế biến thủy sản ở Nha Trang, nhưng kinh doanh thốt nốt ở quê nhà An Giang mới thực sự là niềm đam mê của anh Thái Quốc Huy. Khi xác định rõ hướng đi cho tương lai, anh từ bỏ công việc với mức thu nhập khá ở TP HCM về quê xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.

Cây thốt nốt hiện diện khắp mọi nơi ở An Giang và hầu như sản phẩm nào làm ra từ loại quả này cũng đều được ưa chuộng như: thức uống giải khát, mứt, nước màu, đường... Trong bối cảnh hàng loạt gia đình, cơ sở sản xuất đua nhau bán với nhiều hình thức chế biến, anh nghĩ phải tìm ra nét riêng cho sản phẩm của mình mới mong đứng vững và sản xuất lâu bền.

Nhưng anh không thể biến suy nghĩ này thành hiện thực với các mặt hàng thốt nốt đóng ly và mứt thông thường, bởi nó không thu hút người tiêu dùng, dẫn tới cảnh thua lỗ triền miên. "Phải có cách nào đó thoát khỏi khó khăn này", anh tự nhủ và quyết không từ bỏ khát khao làm giàu từ chính loại cây trái nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ. Sau nhiều ngày tự nghiên cứu, lân la khắp nơi, anh chuyển sang kinh doanh những thanh đường có vị thơm ngon đặc trưng mà du khách nào tới đây cũng muốn mua về làm quà.

Theo cách truyền thống, chất ngọt chảy ra từ bông trên cây thốt nốt sẽ được hứng lại rồi nấu sánh đặc thành bánh. Cứ 6 lít nước cho ra 1 kg đường và thành phẩm thường không để quá hai tháng. Đây là mấu chốt để anh tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình với chiến lược tạo những thanh đường sạch, nguyên chất, không pha nước và hạn sử dụng lâu.

Anh mua đường chảy (chất ngọt từ bông mang về nấu sơ) rồi nấu lại đổ thành bánh. Các khoanh bánh này đưa vào máy để tách mật cho đến khi chỉ còn bột đường, rồi mới sấy lại đưa vào khuôn ép cho ra đường thốt nốt. Quá trình làm có dư lượng mật lớn nên anh tận dụng để làm nước màu. Nhưng kết quả không như ý khi chưa thể ép cho viên đường cứng lại.

"Đầu tư cả đống tiền vào máy móc, công nghệ mới mà chẳng thấy lời lãi gì như kỳ vọng nên gia đình, bạn bè khuyên tôi chuyển sang nuôi cá tra vốn là thế mạnh ở miền Tây sông nước", anh kể lại. Sau những chuỗi này rong ruổi học kinh nghiệm của những người làm đường lâu năm và từ các kỹ sư cơ khí, anh mới biết phơi nắng giúp khoanh đường trở nên cứng hơn. "Một chi tiết rất nhỏ nhưng nó đã cứu sống cả sự nghiệp của tôi", anh nói.

Khi ra thành phẩm hoàn thiện, anh đăng ký logo tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trên bao bì có 3 ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh, bởi anh muốn nhắm tới cả những vị khách nước ngoài đến miền Tây thăm thú cảnh sông nước miệt vườn đặc trưng riêng của cả nước.

Để sản xuất đường thốt nốt theo hướng sạch, anh ký hợp đồng kiểm soát chặt khâu nguyên liệu đầu vào với các hộ. Sau khi các hộ này chuyển hàng đến, anh kiểm tra bằng que thử, nếu cho ra màu trắng thì chất lượng đường đạt yêu cầu, còn màu đỏ tức chứa chất tẩy sẽ bị loại. "Tôi chấp nhận thu mua đắt hơn thị trường 1.500 đồng, miễn sao đó là hàng nguyên chất", anh chia sẻ.

traithotnot-4582-1386294031.jpg

Trái thốt nốt có thể chế biến thành đường, nước màu, mứt...

Vượt qua cửa ải sản xuất để cho ra sản phẩm đặc trưng riêng, anh bán mỗi thanh đường với giá gấp đôi thị trường. Bởi 2 kg đường chảy từ cây thốt nốt mới làm thành 1 kg đường thốt nốt nguyên chất. Đây tiếp tục là rào cản khi anh loay hoay tìm cách thuyết phục khách tin hàng của mình chất lượng, không pha tạp gì cả, xứng đáng với số tiền bỏ ra. Thế nhưng, đầu ra vẫn thu hẹp dù sản phẩm góp mặt hơn chục hội chợ triển lãm mỗi năm.

“Nhiều người khuyên nên làm đường giá rẻ sẽ dễ tiêu thụ hơn nhưng ngay từ đầu tôi đã xác định con đường mình đi không dễ dàng gì”, anh bộc bạch. Với suy nghĩ người thu nhập khá sẽ coi trọng chất lượng dù giá cao nên anh thay đổi khách hàng mục tiêu. Hàng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các trạm dừng chân, khu tham quan du lịch Châu Đốc, hệ thống siêu thị, còn nước màu từ thốt nốt sẽ phân phối tại các chợ.

Vào năm 2008, anh chuyển cơ sở sản xuất thành công ty, sau khi thuyết phục được siêu thị cho gửi bán một số mẫu đường thốt nốt, bởi sản phẩm bày trên kệ không bị chảy nước như những đơn vị khác. Vào thời gian này, anh còn xuất khoảng 6 tấn đường qua châu Âu. 

Dù vẫn chưa tăng trưởng nhiều, nhưng tài chính hiện không còn quá eo hẹp như lúc khởi nghiệp, anh quyết định mua mảnh đất 84 m2 để mở rộng sản xuất. Sau nhiều nỗ lực, cuối năm 2010, các sản phẩm của anh đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. “Cảm xúc thật khó tả, công sức bỏ ra gần 8 năm đã có những gặt hái ban đầu", anh chia sẻ.

Vào năm 2011, doanh số công ty đạt hơn 1,5 tỷ đồng và lên 2,2 tỷ ở năm kế tiếp. Hiện tại, anh bán 1 kg đường thốt nốt khoảng 50.000 đồng, 1 hũ nước màu 9.000 đồng. Công ty thường xuyên xuất vài nghìn hũ nước màu qua thị trường Australia, Mỹ với doanh thu 50-100 triệu đồng mỗi năm. Anh cho hay: "Lượng xuất khẩu chưa nhiều, nhưng qua những chuyến hàng này tôi hy vọng thương hiệu làm từ đặc sản quê hương mình có thể được nhiều người ở nước ngoài biết đến hơn". Anh dự định mở rộng kênh phân phối đường thốt nốt đến khu vực miền Trung.

"Qua 11 năm thăng trầm gắn bó với cây thốt nốt thì giai đoạn làm ra những khoanh đường khiến tôi tâm đắt nhất vì nó mang lại sự đột phá nhiều nhất trong sự nghiệp", anh trải lòng về chặng đường kinh doanh.

Mai Phương


Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Triệu phú tuổi 24 - 06/12/2013
Triệu phú tuổi 24 NEWS17616
Không rõ câu nói “Thành công không đợi tuổi” của ai, song tôi thấy rất đúng với chàng trai xứ cọ Nguyễn Minh Đăng (sinh năm 1989, ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, Phú Thọ).
Xem thêm
Phan Thị Thu Loan - "Đại sứ" văn hóa Việt - 06/12/2013
Phan Thị Thu Loan - "Đại sứ" văn hóa Việt NEWS17616
Xuất thân là giáo viên dạy Sử, thế nhưng chính sự tâm huyết với ẩm thực quê hương đã đưa Phan Thị Thu Loan trở thành người tiên phong mang món bánh căn đặc sản Phan Rang đến với đất phương
Xem thêm
Phong "Vipo" - 06/12/2013
Phong "Vipo" NEWS17616
Gia đình khá giả, công việc ổn định ở vị trí biên tập viên Đài Truyền hình TP.HCM, bỗng một ngày, Trương Việt Phong thông báo với bạn bè là anh chuẩn bị cho ra đời siêu thị Vipo Mart hoạt ...
Xem thêm
Kềm Nghĩa: Số 1 thế giới từ tủ nhỏ bên đường - 04/12/2013
Kềm Nghĩa: Số 1 thế giới từ tủ nhỏ bên đường NEWS17616
Không có gì ngăn cản Kềm Nghĩa trở thành thương hiệu kềm dẫn đầu thế giới. Cách đây 10 năm, đó là giấc mơ, nhưng hiện tại, theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty ...
Xem thêm
Cô gái trẻ giúp thanh niên thoát nghèo - 04/12/2013
Cô gái trẻ giúp thanh niên thoát nghèo NEWS17616
Mạnh dạn và chút liều lĩnh khi đến lập nghiệp trên vùng đất mới, cô gái trẻ Nguyễn Thị Vân ở H.Chư Pưh (Gia Lai) có thu nhập gần cả tỉ đồng mỗi năm và còn giúp nhiều thanh niên thoát
Xem thêm
Thạch Don giỏi trồng điều - 03/12/2013
Thạch Don giỏi trồng điều NEWS17616
Sau 3 lần lỡ hẹn, tôi mới gặp được ông “vua điều” Thạch Don để nghe anh kể một vài bí quyết trồng điều sao cho hiệu quả.
Xem thêm
Người Việt bốn phương Nữ doanh nhân thành đạt Jenny Tạ: “Vì tôi là ngư - 02/12/2013
Người Việt bốn phương           Nữ doanh nhân thành đạt Jenny Tạ: “Vì tôi là ngư NEWS17616
Con đường tới phố Wall của Jenny Tạ là một bất ngờ đầy thú vị và thể hiện khát vọng chinh phục ước mơ của một nữ doanh nhân Việt kiều.
Xem thêm
Triệu phú “nuôi lợn, trồng hoa tết” - 30/11/2013
Triệu phú “nuôi lợn, trồng hoa tết” NEWS17616
Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết
Xem thêm
"Ông vua" dưa xoài ở An Giang - 30/11/2013
"Ông vua" dưa xoài ở An Giang NEWS17616
Cứ đến mùa xoài, xoài non rụng la liệt dưới gốc. Bỏ thì tiếc, lượm vào rồi lại đem bỏ. Điệp khúc ấy kéo dài cho đến ngày ông Nguyễn Hoàng Liệt (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang) thử ...
Xem thêm
Anh nông dân thành giám đốc - 29/11/2013
Anh nông dân thành giám đốc NEWS17616
Từ hai bàn tay trắng, giờ đây anh Lê Cao Thứ đã có trong tay gần chục tỷ đồng, mỗi năm thu lợi nhuận hơn nửa tỷ đồng từ trang trại, công ty của mình.
Xem thêm
Mặc "áo mới" cho trái sơ ri - 29/11/2013
Mặc "áo mới" cho trái sơ ri NEWS17616
Cách đây 2 năm, khi vừa vào Đại học Kinh tế TP.HCM, Lê Minh Nhựt và các bạn đã bắt tay vào làm dự án "Sơ ri Gò Công, một hướng đi" để tham dự cuộc thi "Big Idea" tại Trường. Đến nay, dự án ...
Xem thêm
Hai cử nhân kiến trúc khởi nghiệp từ... thỏ - 28/11/2013
Hai cử nhân kiến trúc khởi nghiệp từ... thỏ NEWS17616
Cầm tấm bằng cử nhân đỏ chói, hai cử nhân ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Vương Đình Hiếu và Mai Thị Lê (cùng sinh năm 1990) lại quyết định về quê... nuôi thỏ.
Xem thêm
Bán cua online - 27/11/2013
Bán cua online NEWS17616
Để thành công trong kinh doanh cua online, anh Nguyễn Hoàng Văn phải dành nhiều tháng nằm vùng ở Cà Mau học cách nhận biết, bảo quản cua và thậm chí sang nước ngoài tìm hiểu cách bán hàng, ...
Xem thêm
Làm ăn bài bản, thu nhập vững chắc - 26/11/2013
Làm ăn bài bản, thu nhập vững chắc NEWS17616
Không có đồng vốn giắt lưng đáng kể nhưng ông Đinh Văn Bài (xóm Đông, thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã làm nên “kỳ tích” nuôi ếch, ba ba, cá...
Xem thêm
Chọn lối đi riêng - 25/11/2013
Chọn lối đi riêng NEWS17616
Vui vẻ và dễ gần, đó là cảm nhận đầu tiên khi gặp gỡ và trò chuyện với anh Nguyễn Quốc Bảo (ảnh), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Điện thoại di động Thành Công (Thành Công Mobile). Với ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Kỹ sư thủy sản đam mê kinh doanh đường thốt nốt
Đang xem » Kỹ sư thủy sản đam mê kinh doanh đường thốt nốt