BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Du lịch » Du lịch quốc tế » Lào (Laos) » Chi tiết tin

Làng voi miền Vạn Tượng

  Ngày: 13/01/2012
Tây Nguyên của Việt Nam lẫy lừng với những Gru – thợ săn voi rừng – đã đi vào huyền thoại, nhưng gốc tích của nghề săn voi ấy lại có xuất xứ từ Lào – miền đất được mệnh danh là Triệu Voi, là Vạn Tượng. Đi tìm câu chuyện săn voi rừng trong hành trình ngày cuối năm đã đưa tôi đến đất bạn Lào để khám phá một ngôi làng săn voi nổi tiếng ở rừng già Xe Pain.


Làng voi miền Vạn Tượng
Voi ở khắp nơi trong làng Kiet Ngong.

Đường về miền Vạn Tượng hôm nay thật dễ dàng, qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thuộc địa phận Kon Tum, chuyến xe khách xuyên biên giới đã đưa tôi vào đất bạn Lào. Đích đến của hành trình là tỉnh Champasak vùng Nam Lào nổi tiếng với dòng thác Khon Phapheng lớn nhất Đông Nam Á, với ngôi đền Wat Phou ngàn năm tuổi bên dòng Mekong, với vùng thiên nhiên 4.000 đảo Si Phan Don hoang sơ như miền cổ tích. Nhưng gác lại những vẻ đẹp tuyệt mỹ ấy của vùng Nam Lào, lắc lư theo từng vòng bánh xe là suy nghĩ ám ảnh về ngôi làng cổ mà tôi đang tìm đến, một ngôi làng mà theo lời người dẫn đường: “Đàn ông trong làng, ai cũng từng một lần trong đời đi săn voi”.

Linh vật của người Lào

Với người Lào, voi là con vật linh, đất nước Lào có tên gọi Lan Xang, có nghĩa là triệu voi. Voi không chỉ xuất hiện trong tín ngưỡng, trong truyền thuyết dân gian, như câu chuyện ông tổ đầu tiên của người Lào là Khoun Borom được vua trời cử xuống đất trên lưng con voi trắng, phát hiện ra trái bầu khổng lồ và khi chọc thủng quả bầu, đàn ông, đàn bà, hạt giống và muông thú rơi ra, đó là tổ tiên của người Lào sau này. Ngay cả trong đời sống thường nhật, voi cũng đóng vai trò quan trọng với người Lào.

Từ Pakse – thủ phủ của tỉnh Champasak, tôi theo người dẫn đường trên con đường đất đỏ bụi mù băng rừng phòng hộ quốc gia Xe Pain để đến với làng voi Kiet Ngong, một làng săn voi nổi tiếng nhất của vùng Nam Lào. Trong suốt hành trình đi về miền Vạn Tượng, chỉ khi đến làng voi Kiet Ngong, khái niệm và hình ảnh về miền Vạn Tượng, miền đất Triệu Voi mới được minh hoạ rõ nét nhất khi mà khắp nơi, từ đường làng, ra cánh đồng, vào rừng, đến đâu tôi cũng gặp những ông tượng to đùng lững thững đi lại. Qua tìm hiểu, tôi được biết voi ở làng Kiet Ngong đã trở thành vật nuôi quen thuộc, là phương tiện vận chuyển, đi rừng, lên rẫy của người Kiet Ngong từ hơn ba thế kỷ qua. Tất cả những chú voi hiền lành nơi đây được săn bắt từ khắp các cánh rừng Lào, và qua phương pháp thuần dưỡng truyền thống, những chú voi dữ trở thành ông tượng hiền lành, phục vụ cho đời sống người Kiet Ngong.

Trong tâm tưởng người Lào, voi là con vật linh, còn với riêng người Kiet Ngong, voi còn là người bạn, người thân của gia đình. Bởi vậy hàng năm, làng Kiet Ngong tổ chức một lễ hội lớn dành cho voi, diễn ra vào cuối tháng 1 dương lịch, nhằm tôn vinh công sức lao động của tất cả những con voi trong tỉnh Champasak.

Làng voi Kiet Ngong

Đàn ông làng Kiet Ngong cứ như được sinh ra để theo nghề thuần voi, bởi trong làng ai cũng điều khiển được những “ông tượng” làm theo ý mình. Có rất nhiều thợ săn voi lão luyện của làng thường xuyên được mời sang tận cả Campuchia, Thái Lan trong những chuyến khắc chế voi dữ, hoặc tham gia trong những chuyến săn voi cần người giàu kinh nghiệm. Qua giới thiệu, tôi gặp được Khamphan Xunaly, năm nay 45 tuổi, đang sử dụng con voi Noun Kham 40 tuổi được thuần từ đời cha để lại. Hỏi ra, trong cộng đồng làng Kiet Ngong, Khamphan là thợ thuần voi trẻ so với các lão bối khác của làng, nhưng cái trẻ của tuổi nghề ấy cũng đã được 20 năm, và cũng đã từng lang bạt khắp các cánh rừng già của Campuchia trong những chuyến săn voi dữ.

Khamphan nói về nghề săn voi nghe thật dễ: “Người làng Kiet Ngong chúng tôi thường săn bắt voi con trong tự nhiên, khi đi săn chỉ cần mang theo từ hai đến bốn con voi nhà khoẻ mạnh. Tìm đến vùng săn voi, đào hố lớn tạo thành cái bẫy, khi phát hiện được voi rừng, chúng tôi sẽ dùng voi nhà lùa và tách bầy voi con với voi mẹ trong tự nhiên, tập trung dồn voi con vào bẫy và bắt về thuần dưỡng độ ba tháng thì có thể sử dụng được”.

Làng voi Kiet Ngong nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần voi khắp nước Lào, bởi nơi đây đã thuần thành công một con voi trắng, mà trong tín ngưỡng văn hoá dân gian của Lào, bạch tượng biểu trưng cho điềm may mắn, an lành, và là biểu tượng người bảo vệ đất nước. Ở Lào có rất nhiều làng theo nghề săn bắt voi, nhưng làng nào thuần được voi trắng, đó mới là niềm vinh dự. Voi được bắt từ rừng về thường có tuổi đời lên ba, cũng mang màu xám đen như bình thường, nhưng sau một thời gian thuần dưỡng, voi biến đổi màu da, trở thành voi trắng. Với những người theo nghề thuần voi, đây là điềm lành và rất hiếm khi xảy ra.

Giữa rừng già Xe Pain làng voi Kiet Ngong nhỏ xíu, chỉ có 183 hộ gia đình, 161 nhà, với dân số là 957 người, trong đó có 503 phụ nữ. Theng – 32 tuổi đời, mười năm tuổi nghề săn và thuần voi rừng, chủ con voi Khamma 28 tuổi – cho biết: “Hầu như nhà nào trong làng cũng từng nuôi dạy voi, từ trẻ em đến người lớn ai cũng thuần thục cách điều khiển những con voi rừng đã được thuần dưỡng. Khó nhất chỉ là giai đoạn khi bắt voi về, phải răn dạy bằng la mắng, thậm chí đòn roi để cho voi biết nghe lời. Và để trở thành một quản tượng giỏi, phải nắm bắt được cảm xúc của voi, biết khi nào chúng bực mình, hay vui vẻ để tuỳ nghi đưa ra phần việc thích hợp”.

Tôi được dịp theo hai chú voi Nuon Chan và Khamma cùng hai người quản tượng làm chuyến băng rừng Xe Pain. Do chọn lối đi tắt, cộng với cây cối nghiêng ngả sau cơn mưa khiến chuyến vượt rừng theo đường mòn của hai chú voi luôn chật vật bởi phải gạt bỏ những cây cối nằm chắn ngang đường đi của chúng.

Lắc lư trên lưng voi trong rừng già, tôi hỏi Khamphan về câu chuyện thuần voi, về chợ voi của Tây Nguyên ngày trước, nhưng Khamphan không biết thông tin gì, chỉ có những hiệu lệnh của Khamphan với chú voi Nuon Chan như xung-xung (lên voi), xung-khướn (xuống voi) thì giống y như những hiệu lệnh tôi nghe được của các nài voi trên Tây Nguyên. Nghề thuần voi trên Tây Nguyên được truyền đời chính từ những người Lào, và biết đâu trong số ấy cũng có không ít nài voi đến từ làng Kiet Ngong!

Về đến làng Kiet Ngong khi trời sụp tối, chú voi già Nuon Chan mắt đẫm nước, Khamphan cho biết: “Con voi này quá già so với tuổi đời lao động, vì vậy nếu lao động quá sức nó thường hay khóc như thế. Nếu không biết chiều chuộng, nịnh bợ nó thì hôm sau kêu đi làm nó sẽ nằm ỳ, không thèm nghe lời, phụng phịu như bị ốm. Cách duy nhất trị bệnh này là phải cho vài nải chuối, vuốt ve, chiều chuộng, an ủi thì nó mới nghe lời và trung thành với mình”.

Mang tên gọi miền đất Triệu Voi, nhưng voi ngày nay ở Lào không còn nhiều như ngày xưa nữa, những thợ săn voi thiện chiến của làng Kiet Ngong cũng rỗi rãi hơn nhiều, bởi càng ngày càng ít voi rừng khi diện tích sống của chúng dần bị thu hẹp.

Bài và ảnh: Lam Phong

Nguồn:  SGTT Media
Các bài đăng trước cùng danh mục   Lào (Laos)
Sắc vàng That Luang - 24/12/2011
Sắc vàng That Luang NEWS9750
Đã đến Vientiane viếng chùa thì không thể không đến That Luang, bởi ngôi chùa tháp này mang đậm phong cách kiến trúc cùng bản sắc Lào và đã trở thành biểu tượng, được in trên tiền giấy và ...
Xem thêm
Cưỡi voi dạo chơi Luang Pra Băng - 29/08/2011
Cưỡi voi dạo chơi Luang Pra Băng NEWS9750
Mưa rơi tầm tã, mát rượi Luang Pra Băng, thành phố bắc Lào êm đềm như một giấc ngủ say giữa rừng núi trập trùng huyền bí. Tên gọi xa xưa là Nam Chưởng hay Mường Luông, từng là kinh đô của ...
Xem thêm
Đêm thành Luang - 23/06/2011
Đêm thành Luang NEWS9750
Có những góc thành Luang Prabang im lìm và lặng lẽ ở lại mãi trong trái tim tôi để thỉnh thoảng lại nhói lên bên ngực trái. Nỗi nhớ về một đêm thành Luang bên bờ Mekong thanh bình và êm ả, ...
Xem thêm
Tết Bun Pi May ở xứ sở hoa chămpa - 13/04/2011
Tết Bun Pi May ở xứ sở hoa chămpa NEWS9750
Những năm tháng sống và làm việc bên nước bạn Lào đã xa nhưng mỗi dịp nhìn những cây hoa hoàng hậu buông những chùm hoa vàng tha thướt đung đưa trong gió tháng tư là tôi lại nhớ đến Bun Pi ...
Xem thêm
Những ngôi tháp cát ở Ban Xieng Men - 08/04/2011
Những ngôi tháp cát ở Ban Xieng Men NEWS9750
Tôi len chân đi qua những ngôi đền tháp mừng năm mới trên bờ cát ở Ban Xieng Men (Luang Prabang, Lào). Hàng trăm stupa (ngôi đền tháp) bằng cát đã được người dân Lào đắp lên dọc theo bờ ...
Xem thêm
Wat Phou tịch lặng - 20/03/2011
Wat Phou tịch lặng NEWS9750
Không đô thị nhộn nhịp, không thiên nhiên kỳ vĩ, không đền đài tráng lệ, miền đất Hạ Lào tưởng như chẳng có gì hấp dẫn về mặt du lịch. Tuy nhiên, du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ ...
Xem thêm
Thành phố trăng - 18/01/2011
Thành phố trăng NEWS9750
Vientiane là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lào, nằm ở tả ngạn sông Mê Kông. Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, một ngôn ngữ tế lễ của Theravada Phật giáo.
Xem thêm
Thăm vườn Phật ở Viêng Chăn - 19/12/2010
Thăm vườn Phật ở Viêng Chăn NEWS9750
Nằm cách Viên Chăn 27 km, vườn Phật lưu giữ hàng trăm bức tượng đúc theo đạo Phật và đạo Hindu. Đây là địa danh du khách thường không bỏ qua khi tới Viêng Chăn, Lào.
Xem thêm
Kỳ cuối: Luang Prabang - 24/11/2010
Kỳ cuối: Luang Prabang NEWS9750
Sáng hôm nay trời có vẻ âm u nên Sima đòi đi Luang Prabang, trong khi đó thì Tony cứ nằng nặc đòi ở lại Vang Vieng để đi tubing. Thế là họ lại cãi nhau và đem tôi ra làm trọng tài, hỏi ý ...
Xem thêm
Kỳ 4: Vang Vieng - 22/11/2010
Kỳ 4: Vang Vieng NEWS9750
Sáng hôm sau tôi mua vé xe (45.000 kip) để đi Vang Vieng, giá vé bao gồm cả xe đến đón tại khách sạn. Dân Lào rất đậm đà phong cách nông dân nên họ hẹn tôi 9h sáng có xe đến đón. Thực ra ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Du lịch » Du lịch quốc tế » Lào (Laos)
Tìm liên quan » Làng voi miền Vạn Tượng
Đang xem » Làng voi miền Vạn Tượng