Microsoft được xem là “anh cả” trong số 3 hãng, được thành lập từ năm 1975. Tiếp đến là Apple được thành lập sau đó 1 năm. Google là hãng được xem là “em út” tuy nhiên lại là hãng công nghệ có sự biến đổi nhanh chóng và vượt bậc so với 2 “đàn anh”.
Mỗi hãng đều có những bí mật đằng sau “huyền thoại” của mình. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị về 3 hãng công nghệ hàng đầu hiện nay.
Những sự thật thú vị về Google:
- ‘Don’t be evil’ là câu khẩu hiệu không chính thức của Google. Đó cũng được xem là triết lý của Google, ám chỉ rằng bạn vẫn có thể làm ra tiền mà không cần phải trở thành kẻ xấu. Khẩu hiệu này được đặt ra bởi Paul Buchheit, người sáng lập và phát triển dịch vụ Gmail của Google. ‘Don’t be evil’ ngày nay đã trở thành một slogan nên rất phổ biến trên thế giới ảo và các mạng xã hội.
- Sergey Brin và Larry Page không biết nhiều về HTML (ngôn ngữ thiết kế website). Đó là lý do tại sao trang chủ đầu tiên của Google khá đơn điệu. Với giao diện đơn giản này, trong lần thử nghiệp đầu tiên, những người sử dụng thử đã không biết trang chủ của Google đã thực sự load hết hay chưa. Để khắc phục tình trạng này, một thông điệp bản quyền của Google được chèn vào phía cuối trang để thông báo cho người dùng biết rõ, trang web đã được load xong.
Giao diện đầu tiên của Google với thông điệp bản quyền ở cuối.
- Từ ‘google’ đã trở thành một động từ vào năm 2006, khi cả từ điển tiếng Anh ‘Merriam Webster Collegiate Dictionary’ của Mỹ lẫn từ điển Oxford của Anh đều công nhận. Từ này mang nghĩa hãy sử dụng Google để tìm kiếm thông tin từ Internet.
- Google ngày càng phát triển các ngôn ngữ riêng cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, một trang tìm kiếm với ngôn ngữ đặc biệt của Google mà không phải ai cũng biết, đó là trang tìm kiếm sử dụng ngôn ngữ Klingon (ngôn ngữ xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng StarTrek). Mục đích của Google khi xây dựng trang tìm kiếm này với hy vọng, một ngày nào đó, người ngoài hành tinh sẽ… liên lạc với con người.
Bạn có thể truy cập vào trang tìm kiếm bằng ngôn ngữ Klingon tại http://www.google.com/webhp?hl=xx-klingon
- Khi Larry Page và Sergey Brin xây dựng server đầu tiên để thử nghiệm đoạn mã tính PageRank (dùng để đánh giá website), họ đã sử dụng 10 ổ cứng dung lượng 4GB/ổ, được chứa trong một máy chủ (server) được lắp ráp bằng… Lego (trò chơi xếp hình nổi tiếng).
- Hệ thống đánh giá xếp hạng website của Google được gọi là PageRank. Mỗi trang web sẽ được ấn định một vị thứ nhất định, dựa vào vị trí hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, tên gọi PageRank không phải do chức năng của nó, mà được đặt theo tên của nhà đồng sáng lập Google, Larry Page, bởi lẽ Page chính là người tạo ra thuật toán này.
- Tốn bao nhiêu năng lượng cho 1 lượt tìm kiếm trên Google? Theo Google, mức năng lượng tiêu thụ ở vào khoảng 1KJ (Kili-jun). Và theo quan niệm xanh về môi trường, mỗi lượt tìm kiếm từ Google sẽ thải ra 0.2g CO2.
Những sự thật thú vị về Microsoft:
- Hệ điều hành đầu tiên được xây dựng bởi Microsoft mang tên Xenix, là một phiên bản khác của UNIX, nhưng chỉ thay đổi tên gọi. Tuy nhiên, sau khi phiên bản này được phát triển thành hệ điều hành MS-DOS dành cho máy tính cá nhân của IBM, nó đã thực sự tạo dấu ấn trong thị trường phần mềm.
Hệ điều hành đầu tiên của Microsoft.
- Trong thời gian còn đi học, Bill Gates đã từng viết phần mềm sắp xếp thời khóa biểu cho trường học của mình. Tuy nhiên, Gates đã điều chỉnh phần mềm để có thể được xếp chung lớp với nhiều nữ sinh nhất.
- Bill Gates từng bị phạt vì lái xe quá tốc độ vào năm 1977.
Hình ảnh của Gates khi bị bắt vì lái xe quá tốc độ.
- Microsoft thường xuyên sử dụng tên riêng dành cho các hệ điều hành của mình bên cạnh tên phiên bản. Windows 7 có tên riêng là “Vienna”. Bạn có thể xem danh sách tên của các phiên bản của Windows tại http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Microsoft_codenames
- Bạn có biết rằng bạn không thể tạo 1 thư mục với tên ‘con’ trong Windows?
- Virus đầu tiên trên Windows có tên ‘Winver 1.4’
- Tên gọi của công cụ tìm kiếm của Microsoft, Bing, bắt nguồn từ Bingo, là một trò chơi phổ biến ở phương Tây. ‘Bang’ cũng là tên gọi được cân nhắc vì dễ nhớ, ngắn gọn và dễ độc. Tuy nhiên, cuối cùng thì ‘Bing’ đã được chọn cùng vì lý do trên.
- Một điều khá thú vị, bộ phận Macintosh của Microsoft lại chính là bộ phận phát triển phần mềm cho hệ điều hành Mac lớn nhất không thuộc biên chế của Apple. Phiên bản Microsoft Office dành cho Mac được giới thiệu vào năm 1989, 1 năm trước khi phát hành phiên bản dành cho Windows.
Những điều thú vị về Apple:
- Logo đầu tiên của Apple có hình ảnh của nhà vật lý nổi tiếng Isaac Newton bên dưới một cây táo. Tuy nhiên, sau đó, logo đã được thay đổi để trở nên đơn giản và thân thiện hơn. Để phân biệt với biểu tượng trái táo quen thuộc đã từng được sử dụng trước đó bởi một vài công ty, hình ảnh “miếng cắn” đã được đưa vào logo.
Logo đầu tiên của Apple.
- Macintosh là máy tính cá nhân thương mại đầu tiên giống với máy tính cá nhân chúng ta sử dụng ngày hôm nay. Đây cũng là máy tính đầu tiên có giao diện người dùng (GUI) và sử dụng chuột thay vì giao diện các dòng lệnh.
- Apple cũng đã từng thiết kế một trong những chiếc máy ảnh kỹ thuật số cá nhân đầu tiên, với tên gọi Apple QuickTake, ra mắt vào năm 1994. Chiếc máy ảnh này cho phép chụp 8 hình ảnh với kích cỡ 640x480, 32 hình ảnh kích cỡ 320x240. Tuy nhiên, chiếc máy ảnh này đã ngừng sản xuất vào năm 1997.
Chiếc máy ảnh QuickTake của Apple.
- Bên cạnh 2 nhà sáng lập nổi tiếng là Steve Jobs và Steve Woznia, Apple vẫn còn 1 nhà đồng sáng lập thứ 3, Ronald Wayne, với 10% tiền đóng góp ban đầu cho công ty, tuy nhiên sau đó đã rởi bỏ công ty và chấp nhân mất số vốn đầu tư khoảng 2,300 USD.
Ronald Wayne
Cả 3 đều đã làm việc tại Atari trước khi bắt đầu tạo nên Apple. Ronald Wayne là người vẽ nên logo đầu tiên của Apple. Hiện, ông đã nghĩ hưu và có thú vui sưu tầm tem, xu cổ… Mặc dù là nhà đồng sáng lập, nhưng Wayne không hề sở hữu bất kỳ sản phẩm nào của Apple.
Phạm Thế Quang Huy