|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Người phụ nữ nông thôn 'biến sắt thành vàng' |
Ngày: 04/12/2010 |
|
Những ngày cuối năm, xưởng sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội) vẫn rộn rã tiếng máy chạy. Hàng ngàn lưỡi phay đang chuẩn bị ra đời, đợi khi bà con ăn Tết cổ truyền xong sẽ lên đường đến với nhà nông vào mùa cày cấy.
|
|
Có được xưởng sản xuất cơ khí vững chãi ngày hôm nay là gần 10 năm lăn lộn, bươn chải và có cả một chút “liều” của vợ chồng chị Hoa, nhất là sự chịu thương chịu khó, nhạy bén tiếp cận thị trường của bà chủ xưởng biết “ biến sắt thành vàng”...
Chị Hoa tâm sự: Năm 1999, khi bắt tay vào sản xuất lưỡi phay cho xe công nông, vợ chồng chị như ngồi trên đống lửa bởi cái gì cũng thiếu: thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu mối tiêu thụ hàng… Từ số vốn ban đầu chỉ có 500.000 đồng, vợ chồng chị đã mạnh dạn vay ngân hàng 100 triệu đồng để mua sắm máy móc. Lúc đầu chưa có thợ, chị Hoa cùng chồng vừa làm chủ, vừa làm thợ, sắt được nhập về đến đâu, anh chị lại miệt mài sản xuất đến đó. Mặc dù toàn tâm, toàn ý cho công việc, song với nghề của chị, làm ra được một lưỡi phay đã vất vả, tiêu thụ nó còn vất cả hơn. Nhớ lại những ngày đầu sản xuất, mỗi khi được một đợt hàng, chị lại cùng chồng đi khắp mọi nơi để tìm kiếm khách hàng và chào hàng. Nhiều lúc tưởng không trụ nổi,, nhưng chị vẫn động viên chồng chịu khó vất vả thời gian đầu để tìm được mối hàng, để nghề mình đã lao tâm khổ tứ không bị phá sản…Và phải 2 năm sau khi bắt tay vào sản xuất, có được mối hàng ổn định, sản phẩm được chấp nhận và tiêu thụ trên thị trường, chị mới thuê thêm thợ phụ giúp. Có thợ, nhưng chị Hoa vẫn miệt mài vừa kinh doanh, chạy hàng ngoài thị trường, vừa sản xuất. Sản phẩm lưỡi phay của xưởng cơ khí Nguyễn Thị Hoa giờ đã có mặt ở khắp các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và bắt đầu xuất sang Campuchia…
Để phát triển sản xuất, chị Hoa chịu khó tích luỹ số vốn có được hàng năm để tiếp tục đầu tư máy móc mới cho phù hợp với các loại xe. Vào mùa vụ, công việc thường bận rộn, nhưng chị Hoa luôn tính toán ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để lúc nào cũng có sẵn hàng tung ra thị trường với giá cả hợp lý, chất lượng, mẫu mã đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, khi sắt ở thời điểm “bão giá”, chị yêu cầu tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu sản xuất, đồng thời bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để vừa ổn định sản xuất, vừa có lãi và đảm bảo chi phí 60.000-90.000 đồng/ngày/người lao động. Trung bình, mỗi ngày xưởng sản xuất của chị Hoa cho ra đời trên 200 chiếc lưỡi phay hoàn chỉnh.
Nói về bà chủ xưởng tháo vát, đảm đang, chồng chị, anh Hoàng Đức Hùng cho biết: “Xưởng sản xuất đi vào hoạt động ổn định và phát triển như hiện nay có sự vun vén, chăm lo từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, sự nhanh nhậy với thị trường và “có duyên” khi tiếp cận với khách hàng khắp nơi của Hoa. Tôi có nghề, nhưng Hoa mới là người phát triển nghề”.
Theo TTXVN
|
|
|
|
|
|
|
|
Đàn ông “suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp” nhưng họ vẫn không thể phủ nhận quyền lực của các “tướng bà”, trong đó có Hoàng Thị Mai Hương, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một công ty quảng cáo ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nhìn dáng vẻ thư sinh, lanh lợi của anh Trình Ngọc Huynh ở thôn 65 xã Yên Lâm, Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, ít ai nghĩ rằng người đàn ông này lại là một nông dân thực thụ, một người biết làm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Học luật, làm về truyền thông nhưng cơ duyên lại đưa Nguyễn Điệp Kim Thủy đến với lĩnh vực kinh doanh. Và cô quan niệm, “công việc nào cũng có sức hút nếu mình chịu khám phá”. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Một thanh niên người Việt đặt chân đến Mỹ với vỏn vẹn 2 USD trong túi và rồi 15 năm sau, anh đã bán công ty riêng của mình với giá 1,8 tỷ USD. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Một chàng trai sinh ra đã thành bần cố nông. Cố gắng mới học xong lớp Trung cấp thú y của trường Đại học Nông nghiệp I, hãnh diện với nghề hoạn lợn. Giờ chàng đã trở thành tỷ phú. Khách ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Thái Vinh (TP Huế) là nghệ nhân trẻ Phùng Hữu Thái. Anh được đặt biệt danh 'vua đồ to' hay nghệ nhân 'khổng lồ' vì là tác giả của các sản phẩm gỗ mỹ nghệ siêu lớn. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ nhân viên lau nhà tại Khách sạn Đệ Nhất (TP. Hồ Chí Minh) anh đã trở thành một giám đốc giàu có và thành đạt, một vị giáo sư đáng kính với kiến thức sâu rộng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nếu cắc cớ hỏi tại sao làm nhà kiểu Việt truyền thống, sưu tầm nhà cổ mà cái tên công ty lại dùng tiếng “Tây”, Vĩnh cũng chỉ cười: “Chuyện làm ăn là thế, chỉ cần mình làm thật và chơi thật ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Thành lập quỹ đầu tư vào đúng lúc thị trường chứng khoán khủng hoảng nhưng ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) lại nhìn nhận đó là thời cơ |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tốt nghiệp trường Trung cấp Điện tử - Điện lạnh Hà Nội năm 2008, bằng kiến thức đã học được và khát vọng làm giàu, Trần Văn Thạch - Giám đốc Công ty TNHH Điện lạnh Hà Thành đã chứng minh ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chia sẻ với diễn đàn Kinh doanh với 1 triệu đồng, độc giả Nguyễn Thị Ngọc Châu khẳng định từ 1 triệu đồng có thể thành tỉ phú nếu có 5 yếu tố: đam mê, quyết tâm, chịu khó, bền chí và thời |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Là chủ của cơ sở gỗ mỹ nghệ có tiếng ở Phước Thiện (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), nhưng Trần Công Hiệp, 31 tuổi, vẫn hằng ngày cần mẫn như một chú ong thợ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Một Việt kiều Mỹ, giám đốc điều hành một công ty chuyên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đã quyết định mở quán bán bún nước lèo tại Sóc Trăng. Ông còn lập trang web để quảng bá món ăn dân ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Mô hình Câu lạc bộ cà phê khuyến nông ra đời đã trang bị những kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cho nhiều nông dân. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nhờ nuôi thỏ, năm 2008, trang trại thỏ của ông Nguyễn Huy Quang cho thu nhập trên 100 triệu đồng, năm 2009 là 180 triệu đồng và năm 2010 này sẽ là cao hơn nhiều khi số lượng thỏ nuôi theo ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|